YOMEDIA
NONE

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước.

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới, thể hiện rõ thế mạnh cũng như tiềm năng của nước ta đối với ngành nông nghiệp. Điều này đã sớm được ông cha ta khẳng định từ rất sớm thông qua truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. Câu chuyện là lời giải thích nguồn gốc loại bánh dân tộc là bánh chưng, bánh giày, đồng thời phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Qua đó gián tiếp thể hiện thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện nét đẹp văn hóa về tâm linh qua sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

    Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” kể về câu chuyện vua Hùng chọn người nối ngôi trong những vị hoàng tử trong hoàn cảnh đất nước thái bình và thời gian xác định là đã trải qua sáu đời kể từ khi tổ tiên dựng nước. Tiêu chí của cuộc thi là ai làm vừa ý vua trong ngày lễ Tiên vương sẽ được vua cha truyền ngôi. Và người giành chiến thắng chính là hoàng tử Lang Liêu- con thứ mười tám của vua Hùng với sản phẩm do chính bàn tay lao động của chàng tạo ra là cặp đôi bánh chưng và bánh giầy.

    Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước bởi trong câu chuyện, người nhận được sự giúp đỡ của thần linh là Lang Liêu mang một ý nghĩa sâu xa. Chàng được thần linh giúp đỡ không chỉ bởi vì chàng có số phận thiệt thòi nhất trong các vị hoàng tử- mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết mà bởi vì tinh thần yêu lao động và gắn bó với đất trời của chàng. Khác với các vị hoàng tử khác luôn sống trong cảnh nhàn nhã vương giả, chàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” – sống cuộc sống như dân thường, như một người nông dân đích thực. Chính vì gắn với cỏ cây, với lúa ngô khoai sắn nên chàng đã lĩnh hội được ý của thần linh: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Dân gian đã mượn lời truyền của thần linh để gián tiếp bày tỏ thái độ trân quý của mình đối với hạt thóc hạt gạo: “Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được”. Câu nói còn ẩn chứa ý niệm về niềm tự hào đối với truyền thống trồng lúa nước lâu đời của dân tộc ta: “Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều”. Và rồi từ câu nói của thần linh, Lang Liêu sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy.

    Hình tượng bánh chưng, bánh giầy là ẩn dụ cho sự lao động cần mẫn, chăm chỉ cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Hai thứ bánh đó được tạo ra từ “gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nảy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân” và được gói bằng lá dong trong vườn, bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất đã thể hiện rõ sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên: “các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài” và “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong”. Công thức làm ra bánh chưng, bánh giầy còn chứa đựng ý niệm về truyền thống đoàn kết và tinh thần đùm bọc lẫn nhau của đồng bào vốn từ một bọc trứng sinh ra, đều là con cháu của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, cùng chảy trong huyết mạch dòng máu Lạc Hồng.

    Như vậy, “Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước”. Câu chuyện này đã khơi gợi trong lòng mỗi một con người Việt Nam về truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ của nhân dân ta. Đồng thời để lại bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết.

      bởi thuy tien 20/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF