YOMEDIA
NONE

Trong vai thầy giáo Ha-men, tả lại tâm trạng lên lớp của mình

Đề bài: Trong vai thầy giáo Ha-men, tả lại tâm trạng lên lớp của mình trong Buổi học cuối cùng.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ). Thầy Ha-men – một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

    Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.

    Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.

    Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:

    –    Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con… Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

     

    Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:

    –    Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”…

    Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!

    Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.

    Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

    Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.

    Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.

      bởi Eath Hour 15/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bài viết
    Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát
    và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ
    tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng
    tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê
    bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.
    Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh
    những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi
    phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học
    vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.
    Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để
    mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái
    mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm
    có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến
    trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi,


    một cảm giác buồn bã.
    Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân
    làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi
    buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu
    chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi
    ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi
    chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng
    đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.
    Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín
    những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm
    nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói
    gì.
    Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy
    mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên
    lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương
    mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học
    sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta
    đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy
    muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.
    Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy
    vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:
    -Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.
    Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài
    giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra
    nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:
    - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố
    gắng chăm chú nghe giảng nhé!
    Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những
    thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
    Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác.
    Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình
    tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với
    lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng
    không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng
    Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ
    tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định
    bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.
    Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho
    học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát,
    Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp.
    Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.
    Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía
    nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình
    chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ
    thập to:
    Nước Pháp muôn năm!
    Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước
    Pháp thân yêu.

      bởi Nguyễn Thị Phước Hồng 15/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON