YOMEDIA
NONE

Tả một cảnh đẹp ở địa phương em

Viết một đoạn văn tả về một cảnh đẹp ở địa phương em.

Giúp mk với mk rất yếu môn Văn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Tham khảo nha

    Phong cảnh Huế rất đẹp, không phải đẹp một cách phồn hoa náo nhiệt như Sài Gòn, cũng không phải đẹp một cách hào nhoáng, lộng lẫy như Hà Nội, mà đẹp một cách thanh tao lịch sự, đẹp một cách trầm tĩnh tự nhiên, đẹp với cái đẹp độc đáo, cái đẹp đặc biệt Huế, thật không bút mực nào tả xiết:

    “Bút thần khôn vẽ cảnh thiên nhiên”

    Phong cảnh đô thành Huế rất đẹp trước hết là nhờ có con sông Hương. Con sông Hương – cái tên của nó cũng đẹp như hình và sắc của nó - ở Huế không phải như con sông Hồng ở Hà Nội. Con sông Hồng là nguồn gốc thiên tai thủy tạo cho xứ Bắc, trái lại, con sông Hương là kho tàng tài nguyên thủy lợi cho đất thần kinh. Có thể ví von con sông Hồng như một bà già cay nghiệt khắc khe mà con sông Hương là một tiểu thư mỹ miều, mơ mộng, hay một thục nữ duyên dáng yêu kiều, quyến rũ su khách bốn phương vậy.

    Nước con sông Hương cũng không giống với các con sông khác trong nước. Ở đây, nước trong cả bốn mùa, lờ đờ chảy, dịu dàng trôi, không gợn sóng, không có khúc sông nào chảy xiết, du khách đi thuyền ngoạn cảnh trên sông Hương chẳng khác nào như đi thuyền trong hồ phẳng lặng, êm đềm vậy. Có những nơi nước trong đến nỗi người ta nhìn thấy đáy sông nữa.

    Con sông Hương nằm giữa cố đô Huế như một cái băng dài trắng xóa làm đường ranh giới chia cố đô Huế thành hai khu vực song hành: Tả ngạn và Hữu ngạn (bờ trái sông Hương) là khu vực Hoàng thành, Hữu ngạn là khu vực Bảo hộ hay khu vực Tây ngày xưa.

    Đêm đêm, người ta đứng hai bên bờ sông Hương nhìn xuống sông, thấy hàng chục hàng trăm chiếc thuyền nhẹ nhàng chèo lơ lững giữa dòng, trong thuyền có những ngọn đèn lấp lánh, lại có những tiếng ca giọng hò véo von từ dưới thuyền vọng lên, khiến cho du khách có cảm tưởng như đứng trước một cảnh sắc thần tiên mơ mộng.

    Có người đã nói: “Nếu cố đô Huế mà không có con sông Hương thì cái đẹp của Huế có thể giảm đi mất nữa phần”, thiết tưởng cũng là lời nói xác đáng vậy.

    Con sông Hương đã làm cho cố đô Huế có nét đẹp hữu tình và hấp dẫn, lại còn thêm hòn núi Ngự Bình càng làm tăng cái vẻ đẹp của cố đô Huế bội phần.

    Thật vậy, núi Ngự Bình ở Huế không phải hòn núi to lớn, hùng vĩ như Hồng Lĩnh ở Nghệ Tĩnh hay Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam. Nhưng núi Ngự Bình tự nó đã có cái đẹp dị biệt, thanh bình của nó.

    Núi Ngự Bình không cheo leo, không hiểm hóc, không khúc khuỷu gập ghềnh, lơ thơ những chồi cỏ mọc, rải rác những nụ hoa cười, bốn mùa thông reo chim hót, lắm hồi gió mát trăng thanh, khiến cho du khách thường lên đó để thưởng ngoạn. Buổi xưa, hễ gặp những ngày Trùng cửu (mùng 9 tháng 9), các văn nhân mặc khách thường lên núi Ngự Bình ngâm vịnh xướng họa, thật là một thú chơi thanh cao khiến hứng.

    Có người đã ví Hồng Lĩnh, Hoàng Sơn và Ngũ Hành Sơn là những ông già kiêu căng, nham hiểm, tự đại tự cao, mà núi Ngự Bình là một trang thanh niên anh tuấn, mục tú mi thanh, hiền hòa phong nhã, tưởng cũng không quá đáng lắm.

    Vả lại núi Ngự Bình án ngự về phía Nam kinh thành Huế làm bức bình phong muôn đời cho kinh thành. Theo nhãn quan của các nhà địa lý ngày xưa thì núi Ngự Bình còn là cái ấn của nhà vua nữa. Từ Ngọ Môn, chúng ta nhìn thẳng lên núi Ngự Bình đứng sừng sững như một tấm bảng lớn đột khởi lên ở giữa bình nguyên, thật là ngoạn mục vô cùng.

    Cố đô Huế đã có con sông Hương lại có thêm núi Ngự Bình, thì cái đẹp của phong cảnh Huế thật là toàn hảo, toàn mỹ, thật là kỳ công kiệt tác của Tạo hóa.

    Ngược lại, nếu không có núi Ngự Bình làm bình phong cho kinh thành Huế thì cái đẹp, cái xinh của Huế chắc chắn không được mười phân vẹn mười như thế ấy.
    “Giang sơn ấy, cảnh sắc nầy
    Khen cho con Tạo khéo tay xây”

    Con sông Hương của cố đô Huế tự nó đã xinh đẹp hơn tất cả các con sông khác trong nước Việt Nam chúng ta, lại có cầu Trường Tiền bắc ngang trên con sông ấy, làm cho sông Hương đã đẹp lại đẹp thêm, đã xinh lại xinh thêm chẳng khác nào một bức gấm thượng hảo hạng lại được thêu dệt thêm những bông hoa thật rực rỡ nữa.

    Cầu Trường Tiền gồm có 6 vài 12 nhịp, dài độ 800m, rộng độ 8m, không dài và không lớn bằng cầu Long Biên ở Hà Nội; còn cách cấu trúc của cầu Trường Tiền cũng không tài tình bằng cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Nhưng cầu Tràng Tiền trông đẹp hơn cả cầu Long Biên và cầu Hàm Rồng là nhờ có con sông Hương đẹp như đóa hoa khôi vậy.

    Con sông Hương đã đẹp, lại nhờ có cầu Trường Tiền, cho nên con sông Hương lại đẹp thêm. Ngược lại, cầu Trường Tiền đã xinh, lại nhờ có dòng sông, cho nên cầu Trường Tiền lại thêm xinh nữa,

    Những lúc vui vẻ, những lúc buồn rầu, và những khi mệt mỏi sau những giờ làm việc, người ta thường tới cầu Trường Tiền để thưởng thức, để tiêu khiển hay để giải trí, nhất là ban đêm. Đứng trên cầu Trường Tiền nhìn xuống dòng sông Hương, y như nhìn một bức tranh sơn Thủy tuyệt mặc mà họa sĩ là hóa công vậy.

    Trước phong cảnh tuyệt hảo tuyệt mỹ của cố đo Huế, có một nhà thơ xưa đã vịn bốn câu tứ tuyệt sau đây:

    “Sông Hương một dải một con thuyền

    Nửa cảnh nhân gian, nửa cảnh tiên

    Gợn sạch trần ai không chút bận

    Tưởng mình lạc nẻo chốn đào tiên”

    Ngoài hai danh sơn và đại xuyên được miêu tả ở trên ra, cố đô Huế còn có những danh lam kiến thiết từ nhiều thế kỷ lại bây giờ như Điện Hòn Chén (ở chân núi Ngọc Trản, gần nền Vạn Niên Cơ và gần dãy Trường Sơn), chùa Thiên Mụ được xây dựng một cách đặc biệt (tại địa phận làng Xuân Hòa gần làng Kim Luông), chùa Từ Đàm (gần đàn Nam Giao), chùa Diệu Đế (ở về khu Gia Hội) v.v…

    Những nơi thắng cảnh ở Huế thì có bến Thương Bạc (trước cửa Thượng Tứ), lầu Phu Văn (trước cửa Ngọ Môn), Bến Ngự (ở về sông và làng An Cựu gần Phú Cam), Bến Bao Vinh (gần đồn Mang Cá), Bến Nam Phổ (gần Đập Đá), đàn Nam Giao (cách Huế gần 4,5km về phía Nam)v.v…

    Còn cầu, thì ngoài cầu Trường Tiền ra, lại có cầu Thanh Long (gần Bao Vinh và đồn Mang Cá), cầu Bạch Hổ (gần ga Huế), cầu Đông Ba và cầu Gia Hội (ở về khu Tả ngạn).

    Ở Tả ngạn sông Hương, về phía Thành nội, thời có Kinh thành ở ngoài. Hoàng thành ở giữa và Cấm thành ở trong. Trong Cấm thành là nơi nhà vua ở ngày trước thì cung điện nguy nga, lâu đài xán lạn không thể nào tả hết được.

    Ra khỏi thành phố Huế, về hướng Tây Nam núi non trùng trùng điệp điệp, có những lăng tẩm trông rất trang nghiêm, tráng lệ như Thiên Thọ lăng của Gia Long, Xương lăng của Minh Mạng, Hiếu lăng của Thiệu Trị, Khiêm lăng của Tự Đức và Ứng lăng của Khải Định v.v…

     
      bởi Trần Nguyên Bích Vân 11/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF