Tả lại di tích lịch sử quê em
hãy tả lại di tick lịch sử quê em
Que ccs bn có di tick lịch sử ko
Trả lời (2)
-
Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử, Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học, sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.
Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian: Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.
Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.
Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách trong và ngoài nước.
Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những "trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.
bởi Phạm Hà Trang 12/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đất nước Việt Nam là một vùng đất nhỏ bé nhưng vô cùng xinh đẹp, trù phú. Từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng là thắng cảnh, những cảnh sắc tự nhiên do bà mẹ ưu ái ban tặng cho Việt Nam đã trở thành một niềm tự hào của toàn thể người Việt Nam. Ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những cảnh sắc riêng biệt, đẹp đẽ đã trở thành những di tích nổi tiếng, được nhiều người biết đến và thu hút đông đảo niềm say mê tham quan không chỉ du khách trong nước mà còn cả những du khách đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Quê hương em có rất nhiều cảnh quan đẹp và kì vĩ, nhiều trong số đó đã được công nhận là di tích quốc gia, hay những thắng cảnh được đông đảo người Việt Nam công nhận như: Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc… nhưng địa điểm mà em muốn giới thiệu hôm nay, đó chính là Hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Hoàn Kiếm là một trong hai hồ lớn và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội, cùng với Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời, cùng với dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử, cùng với bao nhiêu thăng trầm của đất nước Việt Nam nói chung, của nhân dân Hà Nội nói riêng, Hồ Hoàn Kiếm đã đồng hành cùng người dân trong suốt những năm tháng đầy khó khăn ấy, trở thành một nhân chứng cho bao chiến công. Vì vậy mà Hồ Hoàn Kiếm cũng là một trong những nhân tố góp phần làm đẹp hơn bản sắc văn hóa ngàn năm tuổi của kinh thành Thăng Long xưa, thủ đô Hà Nội ngày nay.
Hồ Hoàn Kiếm hiện nay thuộc địa phận của quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội, đây là hồ nước khá rộng, có diện tích vào khoảng mười hai héc ta. Hồ Hoàn Kiếm tiếp giáp với khu phố cổ gồm các phố nổi tiếng như: Phố hàng Ngang, hàng Khay, hàng Đào, hàng Bài… và nhiều đường lớn như đường Lương Văn Can, Tràng Tiền, bà Triệu. Hơn nữa, gần với Hồ Gươm là nhà hát Lớn Hà Nội, đây cũng là một danh lam vô cùng nổi tiếng thuộc địa phận của Hà Nội, vì vậy mà nếu có dịp đến thăm hồ Gươm, bạn còn có thể thăm thú ở những khu phố cổ, ở những địa danh cũng nổi tiếng và hấp dẫn không kém.
Xung quanh tên gọi của mình, Hồ Hoàn Kiếm xưa cũng từng thay đổi rất nhiều tên gọi khác nhau, đầu tiên có thể đến đó là tên hồ Lục Thủy, sở dĩ có tên gọi này bởi nước hồ ở đây xanh ngắt quanh năm, sau đó lại được gọi bằng cái tên Thủy Quân, tức là nơi dùng để duyệt binh, hay tên Tả Vọng, và cuối cùng vào khoảng thế kỉ mười lăm thì hồ chính thức được mang tên là Hồ Hoàn Kiếm. Theo tương truyền, xưa kia một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng, vua Lê Thái Tổ đã chứng kiến một sự việc vô cùng lạ lùng, ở giữa hồ nổi lên một con rùa vàng vô cùng to lớn, con rùa này không hề sợ người mà bơi sát vào mép thuyền của vua Lê Thái Tông.
Khi đến gần, con Rùa đã cất tiếng nói: “Xin bệ hạ hãy hoàn lại kiếm cho Long Vương”, lúc bấy giờ vua Thái Tông biết thanh kiếm luôn mang bên mình là thanh kiếm thần của Long Vương, nhờ Long Vương cho mượn mới có thể giành đại thắng trước quân Minh. Nay, sự ngiệp đã thành cũng là lúc phải hoàn trả lại cho chủ nhân của nó, cũng tức là đức Long Vương. Vua Lê Thái Tông cung kính dùng hai tay nâng kiếm trả cho Rùa thần. Ngậm lấy thanh kiếm và chìm vào giữa lòng hồ, từ sự kiện lạ lùng ngày hôm đó, hồ Tả Vọng đã được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm.
Ngày nay, nước của Hồ Gươm vẫn xanh ngắt một màu như năm nào, lòng hồ rộng, nước chảy yên bình, quả là một cảnh quan tuyệt sắc, bên bờ hồ vẫn còn rất nhiều những cây cổ thụ lớn rủ bóng xuống lòng hồ, tạo nên vẻ thi vị, lôi cuốn sự say mê của không biết bao nhiêu người, đặc biệt là những người nghệ sĩ, những nhà văn, những nhà nhiếp ảnh đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mà đối tượng chính là khung cảnh của Hồ Hoàn Kiếm. Điều đặc biệt nữa, đó chính là tháp Rùa được xây nổi giữa lòng hồ. Ghi nhớ sự kiện Rùa Vàng nổi lên đòi kiếm năm nào, người dân Hà Nội đã xây dựng lên tháp rùa ở chính giữa của lòng sông.
Tháp Rùa có hình dạng như một cái tháp nhưng nhỏ bé hơn, trải qua bao nhiêu năm, dấu vết thời gian tuy để lại những vết ố, những đám rêu xanh nhưng tháp Rùa vẫn hiên ngang đứng sừng sừng, trong chiến tranh dù trải qua mưa bom bão đạn của quân giặc nhưng dường như những thứ thuộc về thần linh thường không dễ gì có thể phá bỏ. Câu chuyện về Rùa Vàng tuy chỉ là trong truyền thuyết, không ai có thể chắc chắn khẳng định là nó có thật. Nhưng trong lòng của Hồ Gươm có những cụ rùa đã sống hàng trăm năm, mà đối với người Hà Nội thì đó chính là biểu tượng của văn hiến, của linh thiêng.
Cũng ở trên hồ còn có ngôi đền cổ vô cùng nổi tiếng, đó chính là đền Ngọc Sơn, để đến đền Ngọc Sơn phải đi qua một cây cầu, đó là cầu Thê Húc, tên Thê Húc mang ý nghĩa là nơi đầu tiên đón ánh nắng của ngày mới.Chỉ bằng đôi ba lời giới thiệu thì không thể nói hết sự độc đáo và hấp dẫn của hồ Hoàn Kiếm cùng với những thắng cảnh gắn liền với nó. Vì vậy mà nếu có cơ hội, mọi người hãy đến thăm và tự cảm nhận sự độc đáo, hấp dẫn đó.
bởi Lê Trần Khả Hân 23/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời