YOMEDIA
NONE

Tả lại căn nhà sàn của Bác

Em hãy tả lại căn nhà sàn của bác ở Thủ đô Hà Nội

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
    Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.

    Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Ðó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người qua đời. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài; quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ; hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...

    Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường Ba Ðình lịch sử.

      bởi Nguyễn Văn Dũng 18/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hà Nội là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.

    Nhà sàn Bác Hồ là một di tích đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích Phủ Chủ tịch. Từ khi Bác qua đời tới nay, khu di tích Phủ Chủ tịch đã đón tiếp hơn 21 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, trong đó có nhiều đoàn khách cấp cao, là nguyên thủ quốc gia của 150 nước và hàng trăm tổ chức quốc tế. Khách nước ngoài khi đến đây thường hỏi: Tại sao giữa thủ đô Hà Nội, Bác Hồ lại thích ở nhà sàn?

    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ở nhà sàn bằng tre nứa. Chín năm trường kỳ kháng chiến, Bác đã sống cùng với đồng bào dân tộc. Do vậy khi hòa bình, trở về Hà Nội, Người vẫn nhớ đồng bào với tình cảm đặc biệt sâu sắc.

    Năm 1954 từ Việt Bắc trở về Hà Nội, từ chối không ở ngôi nhà của toàn quyền Đông Dương Pháp để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng và Nhà nước, Bác Hồ chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của người công nhân thợ điện. Người ở đây từ 19/12/1954 đến tháng 5/1958.

    Sau chuyến thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, trên đường về, Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác muốn làm một căn nhà sàn ở bên kia bờ ao để ở và làm việc cho thoáng.

    Theo ý Bác, mùa hè năm 1958, Cục thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần đã thi công ngôi nhà này. Kiến trúc sư là ông Nguyễn Văn Ninh, Cục trưởng Cục thiết kế Dân dụng, Bộ Kiến trúc (nay là Công ty tư vấn xây dựng, Bộ xây dựng). Ông Ninh là một trong tám người Việt Nam học kiến trúc khóa đầu tiên ở trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Chính ông là người thiết kế lễ đài Ba Đình đón Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô, ngày 1/1/1955.

    Trước khi thiết kế, Bác đã trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Người nói: làm giống như ngôi nhà sàn Bác đã ở chiến khu Việt Bắc nhưng bằng gỗ. Tầng trên có hai phòng nhỏ, mỗi phòng vừa đủ để cho một người ở. Bác có ý định để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở một phòng, Bác ở một phòng. Nhưng khi làm xong, vì Thủ tướng tiếp nhiều khách sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác nên xin phép được tiếp tục ở ngôi nhà cũ.

    Bác căn dặn kiến trúc sư rất cụ thể: Cần làm hành lang chung quanh để khi có các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác có lối đi và khi Bác làm việc, các đồng chí phục vụ đi lại không ảnh hưởng đến Người. Bác nói: Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng. Người nhắc nhở: Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học. Dưới tầng trệt, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở chung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên vào chơi có đủ chỗ ngồi.

    Sau khi được Bác góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hoàn thành và đi vào thi công. Trong thời gian Bác đi công tác, đội thi công 30 người lính công binh đã khẩn trương xây dựng và hoàn thành ngôi nhà vào ngày 1/5/l958. Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17/8/1969.

    Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông. Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Nhà sàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

    Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao".

      bởi Huất Lộc 12/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON