YOMEDIA
NONE

Phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phân tích BPTT Ẩn dụ của câu sau:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

(10 câu)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (6)

  • a) Ăn quả, kẻ trồng cây-

    Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với “Sự hướng thụ thành quả lao động-

    Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người dựng (tạo ra thành quả). Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi dược hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo được thành quả đó.

      bởi Vua Ảo Tưởng 05/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ thật tinh tế và đặc sắc. "Quả" thể hiện cho những thành tựu mà chúng ta đã đạt được còn "kẻ trồng cây" là những người đã giúp đỡ chúng ta để gặt hái được những thành công đó. Câu ca dao thể hiện một đạo lí từ ngàn xưa của cha ông ta: " uống nước nhớ nguồn." Sau khi chạm đến đỉnh vinh quang, để mở được cánh cửa thành công, ta cần khắc sâu trong lòng những người phải ngày ngày lao tâm khổ tứ, giúp đỡ và hi sinh công lao, sức lực để ta có thể gặt hái được những thành công đó. cheeky

      bởi Nguyen Ngoc Anh 08/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.
      bởi Thương Hồ Ly Dễ 09/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • > Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

      bởi văn độ 04/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Ăn quả, kẻ trồng cây - Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với “Sự hướng thụ thành quả lao động - Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người dựng (tạo ra thành quả). Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi dược hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo được thành quả đó. b) Mực, đen; đèn, sáng - Mực, đen có nét tương đồng vể phẩm chất với cái xấu. - Đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay. c) Thuyền, bến - Thuyền chỉ người đi xa. - Bến chỉ người ở lại. d) Mặt trời (trong câu Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ) - Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời. e) Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển sang thị giác. - Tác dụng: Cảm nhận cụ thể, chính xác

      bởi Lê Nguyên 01/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
    => Tac dung: Nhac nho chung ta phai ghi nho cong on nguoi giup do khi minh gap kho khan

    Hoan du lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

    => Tac dung: Nhan manh long doan ket se nhu vu bao thang tat ca moi chong gai

      bởi Mai Thanh Xuân 03/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF