YOMEDIA
NONE

Nêu những lưu ý khi kể lại một trải nghiệm của bản thân

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • * Khái niệm và yêu cầu:

    - Khái niệm: Kể lại một trải nghiệm của bản thân là kiểu bài trong đó người viết kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc.

    - Yêu cầu đối với kiểu bài:

    + Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

    + Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí.

    + Kết hợp kể và tả.

    + Nêu ý nghĩa trải nghiệm đối với bản thân.

    + Bài văn đảm bảo bố cục:

    • Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm.
    • Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc.
    • Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bài viết.

    * Các bước viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân:

    Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

    - Xác định đề tài: Em có thể hồi tưởng về những kỉ niệm đáng nhớ, ví dụ:

    + Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè.

    + Một lỗi lầm của bản thân.

    + Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới,...

    - Thu thập tư liệu: Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau:

    + Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.

    + Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để học lại cách các tác giả kể lại trải nghiệm của họ.

    + Tìm những hình ảnh có liên quan đến câu chuyện.

    Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

    - Tìm ý:

    + Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

    + Trình tự các sự việc, kết quả.

    + Ý nghĩa của trải nghiệm.

    + Kết hợp kể và tả.

    - Lập dàn ý:

    + Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sẽ được kể.

    + Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

    • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.
    • Kể lại các sự việc trong câu chuyện.

    + Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết.

    Bước 3: Viết bài:

    - Viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

    - Chỉnh sửa bài viết theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài:

    + Mở bài:

    • Dùng ngôi thứ nhất để kể.
    • Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.
    • Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

    + Thân bài: 

    • Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
    • Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
    • Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng.
    • Kết hợp kể và tả.

    + Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    - Rút kinh nghiệm để bài viết được viết tốt hơn.

    * Các bước thực hành kể lại một trải nghiệm của bản thân:

    Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

    - Đề tài bài nói chính là đề tài của bài viết.

    - Để xác định không gian và thời gian nói, người viết cần trả lời câu hỏi: Em sẽ dự định nói ở đâu, trong thời gian bao lâu?

    Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

    - Tìm ý:

    + Dựa vào nội dung bài văn, liệt kê các ý chính cần nói.

    + Giới thiệu địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện.

    + Trình bày rõ ràng, mạch lạc các sự việc trong câu chuyện.

    + Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với những sự việc, con người trong câu chuyện.

    + Thể hiện được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    - Lập dàn ý:

    + Mở bài: Giới thiệu chung về không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

    + Thân bài:

    • Thời gian, không gian diễn ra của câu chuyện và những nhân vật có liên quan.
    • Kể các sự việc theo trình tự diễn ra của chúng, kết hợp với các yếu tố miêu tả.

    + Kết bài: Trình bày ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    Bước 3: Luyện tập và trình bày

    - Khi trình bày bài viết cần:

    + Dùng ngôi kể thứ nhất.

    + Lựa chọn, điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

    + Thay đổi cao độ, tốc độ, âm lượng của giọng nói để thể hiện những nội dung, nhân vật, sự kiện và cảm xúc khác nhau, tạo cảm cảm xúc cho người nghe.

    + Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ để diễn tả hành động của các nhân vật trong câu chuyện.

    + Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ.

    Bước 4: Trao đổi, đánh giá

    - Nội dung đánh giá, kiểm tra gồm có:

    + Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

    + Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

    + Giới thiệu rõ ràng các nhân vật, không gian, thời gian xảy ra sự việc.

    + Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.

    + Các sự việc kể theo trình tự hợp lí.

    + Kết hợp giữa kể và tả.

    + Trình bày suy nghĩ/bài học rút ra từ câu chuyện.

    + Giọng kể rõ ràng mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp.

    + Người nói tự tin, nhìn thẳng vào người nghe, sử dụng giọng kể nét mặt cử chỉ phù hợp.

      bởi na na 08/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF