YOMEDIA
NONE

Nêu các đặc điểm của truyền thuyết

Truyền thuyết có đặc điểm gì ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Đặc điểm của truyền thuyết :

    - Là loại truyện dân gian

    - Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử

    - Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

    - Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử.

      bởi Thảo Uyên Ngô 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tại những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết có thể được mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại[1].

    Trong văn hóa châu Âu, thường người ta chia hai loại: legend và tradition, tuy cùng mang ngữ nghĩa là lời truyền tụng, lời tục truyền, truyền thuyết. Legend thiên về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng như các thánh của Kitô giáo hoặc Hồi giáoTradition gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ phù hợp với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn (chỉ xảy ra tại các nền văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo)[1], và rất khó thực hiện với các truyền thống trong đó tôn giáo mang tính thế giới (như Phật giáo) vốn không bác bỏ các hệ thống thần thoại có sớm hơn. Bên cạnh đó, sự phân chia này chỉ cũng khó làm đối với những hệ thần thoại đa thần chưa trải qua biến đổi căn bản nào hoặc những truyền thống trong đó lịch sử linh thiêng không phân lập với thế tục.

    Trên một vài dấu hiệu khác biệt có thể rất nhỏ, sự phân lập truyền thuyết với các thể loại khác cũng có căn cứ nhất định. Truyền thuyết chung với thần thoại ở dấu hiệu về niềm tin và sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết cũng phân biệt với thần thoại có thể ở phương diện sở hữu ngôn bản của bộ lạc hoặc toàn dòng họ. Thần thoại kể về nguồn gốc cõi đời và cõi người thì bất cứ một thành viên nào trong bộ lạc cũng có quyền kể lại; còn những truyền ngôn về các biến cố mở đầu dòng họ thì có thể thuộc sở hữu của các thành viên dòng họ. Bên cạnh đó, ở các nền văn hóa chưa có sự biến động về hệ thống tôn giáo, truyền thuyết có thể phân lập với thần thoại về quy chế, việc có hay không có liên hệ với sự thờ phụng, về nhân vật truyền thuyết v.v. Về tổng thể, so với thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn[1] và thường mô tả những sự kiện xảy ra muộn hơn. Sự lệ thuộc về nguồn gốc (biến sinh) của truyền thuyết với thần thoại có thể được xác định, tuy không phải thần thoại là nguồn cốt truyện duy nhất của truyền thuyết. Truyền thuyết nằm ở ranh giới giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử.

      bởi no name 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đặc điểm, sự phân lập thể loại[sửa | sửa mã nguồn]

    Tại những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết có thể được mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại[1].

    Trong văn hóa châu Âu, thường người ta chia hai loại: legend và tradition, tuy cùng mang ngữ nghĩa là lời truyền tụng, lời tục truyền, truyền thuyết. Legend thiên về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng như các thánh của Kitô giáo hoặc Hồi giáoTradition gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ phù hợp với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn (chỉ xảy ra tại các nền văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo)[1], và rất khó thực hiện với các truyền thống trong đó tôn giáo mang tính thế giới (như Phật giáo) vốn không bác bỏ các hệ thống thần thoại có sớm hơn. Bên cạnh đó, sự phân chia này chỉ cũng khó làm đối với những hệ thần thoại đa thần chưa trải qua biến đổi căn bản nào hoặc những truyền thống trong đó lịch sử linh thiêng không phân lập với thế tục.

    Trên một vài dấu hiệu khác biệt có thể rất nhỏ, sự phân lập truyền thuyết với các thể loại khác cũng có căn cứ nhất định. Truyền thuyết chung với thần thoại ở dấu hiệu về niềm tin và sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết cũng phân biệt với thần thoại có thể ở phương diện sở hữu ngôn bản của bộ lạc hoặc toàn dòng họ. Thần thoại kể về nguồn gốc cõi đời và cõi người thì bất cứ một thành viên nào trong bộ lạc cũng có quyền kể lại; còn những truyền ngôn về các biến cố mở đầu dòng họ thì có thể thuộc sở hữu của các thành viên dòng họ. Bên cạnh đó, ở các nền văn hóa chưa có sự biến động về hệ thống tôn giáo, truyền thuyết có thể phân lập với thần thoại về quy chế, việc có hay không có liên hệ với sự thờ phụng, về nhân vật truyền thuyết v.v. Về tổng thể, so với thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn[1] và thường mô tả những sự kiện xảy ra muộn hơn. Sự lệ thuộc về nguồn gốc (biến sinh) của truyền thuyết với thần thoại có thể được xác định, tuy không phải thần thoại là nguồn cốt truyện duy nhất của truyền thuyết. Truyền thuyết nằm ở ranh giới giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử.

      bởi Trần Thị Thương Thương 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Truyền thuyết là gì?

    Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

    Phân biệt truyền thuyết và cổ tích

    Cốt truyện, nhân vật

    – Truyền thuyết dựa theo các nhân vật lịch sử, có tính chất lịch sử.

    – Cổ tích: không có thật, phần lớn là tưởng tượng của nhân dân.

    Nội dung:

    – Truyền thuyết: nhân vật và chủ đề có tính lịch sử.

    – Cổ tích: câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến.

    Kết thúc:

    – Cổ tích: thông thường là kết thúc có hậu, nhân vật ở hiền có được hạnh phúc viên mãn và ngược lại các nhân vật ác độc sẽ bị trừng trị.

    – Truyền thuyết: kết thúc truyện thường dạng mở.

    Đặc trưng của truyền thuyết

    – Thuộc truyện dân gian, truyền miệng là chính.

    – Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử

    – Yếu tố không thể thiếu đó là sự hư ảo, hoang đường.

    – Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

    Một số thông tin về truyền thuyết là gì? đặc trưng của truyền thuyết vừa được tóm gọn bên trên, hi vọng hữu ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi bắt đầu tìm hiểu về thể loại truyện này.

      bởi Time To We Shine For Viet Nam 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF