YOMEDIA
NONE

Kể về một kiến trúc sư

ke ve mot kien truc su

 

 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Kiến trúc là một ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: Nghệ thuật và Kỹ thuật. Một KTS thành công là người biết dung hòa hai mảng có vẻ mâu thuẫn đó trong công việc. Vừa sáng tạo, lãng mạn lại vừa phải nắm vững và cập nhật công nghệ, gò mình vào các tính toán khô cứng. Nhưng chính hai mặt tưởng như mâu thuẫn ấy lại tương hỗ nhau, giúp người KTS sáng tạo ra những sản phẩm kiến trúc đạt đến sự cân bằng hoàn hảo.

    KTS - nghề của sự “cân bằng hoàn hảo”
    I. Nghề chọn người hay người chọn nghề?

    Nếu những nghề khác thường được “người chọn nghề”, thì với nghề KTS, thì phần nhiều lại đúng với khái niệm "nghề chọn người” vì nếu không có lòng say nghề, có một chuyên môn giỏi cộng thêm tố chất thuộc về 'bẩm sinh' thì sẽ khó trụ lại được với nghề. KTS được ví như những nhà toán học mang tâm hồn bay bổng, lãng mạn của người nghệ sĩ. Nghề KTS đòi hỏi sự chính xác cân bằng hài hòa trong từng phép tính và khối óc thẩm mỹ cao để cho ra đời những sản phẩm kiến trúc đẹp, có tỉ lệ vàng (golden ratio) và an toàn, tiện lợi cho người sử dụng.

    Nhiều bạn trẻ cho rằng KTS là một nghề hái ra tiền, tuy nhiên, đó chỉ là góc nhìn từ bên ngoài. Để đạt được cái lí tưởng như người ta vẫn nói về nghề kiến trúc, 1 tháng “hái” ra 30 - 40 triệu, KTS phải phấn đấu rất nhiều, phải khẳng định rất nhiều. Tài năng của họ chủ yếu là do năng khiếu bẩm sinh về mỹ thuật, khả năng tính toán về kỹ thuật, tài chính, và những kinh nghiệm tích lũy được theo năm tháng. Vậy những kiến thức và kỹ năng mà các bạn sinh viên kiến trúc cần là gì? Kinh nghiệm từ những KTS “lão làng” cho thấy các bạn cần chuẩn bị cho bản thân:

    · Kiến thức chuyên ngành: có thể chia làm 2 loại:

    - Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);

    - Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước …;

    · Kỹ năng:

    - Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint…

    - Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội.

    KTS trẻ - Những người “định hình” thế giới tương lai
    KTS trẻ - Những người “định hình” thế giới tương lai
    (Sưu tầm: www.ducanhduhoc.com)

    II. Những chuyện muôn thủa trong nghề Kiến trúc

    Có lẽ, chuyện KTS và hành nghề kiến trúc thì có rất nhiều, nhưng nói nhiều nhất và đọng lại nhiều nhất luôn là chuyện chất lượng thiết kế, chất lượng công trình và một chuyện khá … tế nhị là thiết kế phí (nói một cách dân dã là tiền).
    Công trình biệt thự ở Hạ Long (Quảng Ninh) Công trình biệt thự ở Hạ Long (Quảng Ninh)
    Chuyện sau xin được nói trước. Đã là một ngành nghề kinh doanh, dịch vụ xã hội mà lại không quan tâm đến tiền là không thật. KTS kiếm được nhiều tiền hẳn phải có được nhiều đầu việc, và thiết kế phí phải cao (mà khách hàng vẫn chấp nhận). Người KTS có toàn quyền thoả thuận với khách hàng của mình trong tương quan kinh phí và nội dung công việc; hoặc tuỳ từng đối tượng khách hàng mà đưa ra giá phù hợp. Và cũng như mọi ngành nghề kinh doanh khác, cũng tuân theo quy luật cung – cầu; dịch vụ thiết kế kiến trúc cũng phải linh hoạt và nương theo thị trường, theo từng hoàn cảnh, thời điểm.

    Khi có nhiều việc thì KTS sẵn sàng “chảnh”, đưa ra mức giá cao; và khi không có việc thì sẵn sàng hạ tới phá giá để có được hợp đồng. Nhiều khách hàng chuẩn bị xây nhà đi “thăm dò” thị trường kiến trúc không khỏi thắc mắc vì sao nhiều giá khác nhau thế; cho một ngôi nhà, một nhiệm vụ thiết kế và khối lượng công việc. Tất nhiên dân gian có câu “tiền nào của đấy”; nhưng thiết kế kiến trúc lại không phải là hàng hoá bán sẵn để có thể đánh giá ngay lập tức. Và điều nữa, về mặt chuyên môn, có thể đánh giá, thẩm định thiết kế về mặt kỹ thuật thuần tuý; vậy còn sự sáng tạo – bản chất của kiến trúc, liệu có đánh giá được bằng tiền không? Hay lại… “tiền mất tật mang”?

    Chuyện thứ hai, là chuyện chuyên môn, chuyện thiết kế – tư vấn, hay chuyện nghề. Khi đặt ra câu hỏi: công trình đẹp (hay xấu) là do ai? Câu trả lời rất đơn giản và logic nhất là: do người thiết kế, tức là KTS. Câu trả lời đó đúng theo lý thuyết, nhưng thực tế không phải vậy. Giới làm nghề đều thừa nhận rằng tuỳ từng trường hợp cụ thể để có ảnh hưởng ở mức độ nào, song về cơ bản vai trò quan trọng nhất của một công trình thành hay bại chính là do chủ đầu tư.

    KTS Le Corbusier – Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới
    KTS Le Corbusier – Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới

    Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới Corbusier từng nói: “Không có KTS tồi, mà chỉ có những ông chủ kém thông minh”. Câu nói với cách phủ định của ông dường như để khẳng định một điều: Vai trò của ông chủ rất quan trọng, và KTS phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ nữa bên cạnh việc sáng tạo công trình đẹp là làm cho các ông chủ thông minh hơn.

    Điều đó quả là khó khăn! Chuyện ông chủ áp đặt khiên cưỡng ý muốn cho KTS là chuyện rất phổ biến. Nhiều KTS vô cùng sợ và “dị ứng” khi làm việc các công trình hành chính, công trình có vốn ngân sách với chủ đầu tư luôn áp đặt kiểu uy quyền. Ở mảng nhà ở, công trình nhỏ cũng tương tự. Nhiều KTS kể rằng không biết bao nhiêu lần khách hàng tới văn phòng ôm theo cả đống tạp chí (hoặc dẫn KTS đến nơi này nơi kia) và yêu cầu vẽ sao cho giống y cái này cái kia – ở trong tạp chí hay đã xây ở đâu đó rồi.

    Tất cả những việc đó đã biến KTS thành thợ vẽ, phủ nhận những giá trị tốt đẹp nhất và vai trò sáng tạo của họ; xói mòn đạo đức nghề nghiệp. Những công trình xấu mọc lên không biết là lỗi của ai, nhưng bộ mặt đô thị và xã hội phải gánh chịu.

    III. Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên Thế giới:

    So sánh mức lương của KTS tại 3 quốc gia phát triển: Mỹ, Anh, Úc ta có thể thấy KTS tại Úc có mức lương cao hơn tại Mỹ và Anh quốc. Cụ thể, với một KTS mới ra trường, lương 1 năm tại Úc là 41.549AUD (tương đương 916 triệu VND), tại Mỹ là 40.070 USD (837 triệu VNĐ) và tại Anh là 22.002 GBP (754 triệu VNĐ). Mức lương cũng thay đổi tùy vào loại hình lao động, theo đó KTS làm việc trong khu vực Chính phủ tại Mỹ có mức lương cao nhất lên đến 83.526USD/năm (1,74 tỷ VNĐ/năm). Một vài thông số về lương của ngành Kiến trúc tại một số quôc gia mà chúng tôi khai thác từ trang www.payscale.com.

    1. Mỹ

    2. Anh



    2. Anh

    3.



    3. Australia

    IV. Một số địa chỉ đào tạo ngành này:



    IV. Một số địa chỉ đào tạo ngành này:

    1. Tại Việt Nam: Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin tuyển sinh ngành kiến trúc trên nhiều trang web của các trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Kiến trúc TP HCM, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội…

    2. Tại nước ngoài:

    · Monash University, Úc

    · University of New South Wales - UNSW, Úc

    · RMIT University, Úc

    · University of Technology, Sydney - UTS, Úc

    · University of Melbourne, Úc

    · University of Lincoln, Vương quốc Anh

    · University of Sheffield, Vương quốc Anh

    · University of Greenwich, Vương quốc Anh

    · Leeds Metropolitan University, Vương quốc Anh

    · University of Oklahoma, Mỹ

    · University of Arizona, Mỹ

    · Iowa State University, Mỹ

    Thông tin quan trọng:

    1. Tìm việc tại Úc: tại đây

    2. Tìm kiếm khóa học trực tuyến: tại đây

    3. Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới: tại đây

      bởi Nguyễn văn Lãng 20/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON