Kể một câu chuyện về một lần dại dột
Kể một câu chuyện (hoặc sáng tác một câu chuyện) nói về một lần nông nổi, dại dột hoặc "nhẹ dạ", cả tin nghe lũ bạn xúi bậy được bài học nhớ đời.
Trả lời (3)
-
Tôi cầm chiếc đèn pin đã gần hết năng lượng trên tay, dò dẫm đi qua con đường dẫn ra cánh đồng làng. Chỉ còn chưa đầy mười mét nữa, tôi sẽ đi tới khu nghĩa địa. Đêm nay, tôi phải băng qua nghĩa địa ấy, đến một ngôi nhà lúc nào cũng có sẵn ít nhất 3 cái quan tài sau đó đi ngược lại, trở về nhà. Vừa đi, tôi vừa nhớ lại điều gì đã đẩy mình vào hành trình đáng sợ này!
Gần đây, bọn con gái trong lớp thi nhau kể chuyện ma. Sau một hồi thử thách thần kinh của tụi bạn bằng đủ loại chuyện cóp nhặt, Hòa bắt đầu kể về bãi nghĩa địa gần nhà nó. Nhà Hòa mấy đời buôn bán quan tài và các đồ phục vụ đám tang. Tôi đồ rằng, ngoài bạn bè trên lớp, nó phải có hàng tá hồn ma bầu bạn! Cái Hòa thường bắt đầu chuyện của nó bằng câu: “Ở bãi tha ma gần nhà tao...”. Thật lạ, con bé làm chuyện gì cũng vụng nhưng kể chuyện ma thì đúng là bậc thầy. Cái giọng nó lúc to, khi nhỏ, lúc trầm bổng đưa người nghe vào không gian rùng rợn. Rồi sau đó Hòa nhẹ nhàng vỗ mạnh vào một đứa bất kỳ khiến kẻ xấu số co rúm vì sợ. Mấy lần chứng kiến cảnh tụi con gái vừa kêu ré lên vừa sợ tái mặt, tôi bực quá liền nói:
- Đúng là con gái, có vậy mà cũng ầm ĩ cả lên. Ma có thật quái đâu mà sợ!
- Thế mày không sợ ma chắc? – Ai đó hỏi lại.
- Dĩ nhiên là không rồi. Nhớ lại năm xưa...
Tôi có cái tật, mỗi khi nói khoác cái gì cũng đều có cụm từ “nhớ lại năm xưa...” đính kèm. Hòa thấy thế ngay lập tức đập bàn tuyên bố:
- Được, vậy thì để chứng minh cho câu nói không sợ ma của mình, tám giờ tối nay, thằng Long sẽ đi qua bãi tha ma đến nhà tao lấy quyển sách hôm trước tao mượn. Sau khi Long hoàn thành nhiệm vụ, đứa nào còn bảo nó sợ ma thì coi chừng tao đấy!
Vậy là tôi cứng họng!
***
Chỉ còn mấy mét nữa là tới nghĩa địa, chân tôi càng ngày càng nhũn ra, thần kinh căng như dây đàn. Mấy câu chuyện ma bọn con gái kể với nhau ban ngày mà tôi cho là bình thường, giờ bỗng hiện lên sống động. Càng về đêm, không khí càng lạnh, cái áo mưa mỏng tang tôi mặc trên người không đủ để làm cơ thể ấm hơn. Gió bắt đầu rít bên tai. Còn một mét nữa, tôi không đủ can đảm để đi qua những ngôi mộ lớn nhỏ nên đành nhắm mắt liều bước đi. Dò dẫm đi trong đêm như vậy, sau vài bước, tôi vấp vào thứ gì đó ngã nhào.
Đúng lúc đó, tôi bỗng nghe phía sau mình như có tiếng bước chân. Tôi quay người lại. Con chim lợn đậu ở đâu đó đang kêu từng hồi eng éc. Tôi vùng đứng dậy nhưng không được, vạt áo mưa của tôi đã bị thứ gì đó níu lấy. Như một phản xạ tự nhiên, tôi ngã xuống, hét lên kinh hãi:
Ma... ma...
Tôi cố đứng dậy nhưng nỗi sợ hãi đã rút cạn sức lực. Bị va đập mạnh, cái đèn pin văng xuống đất, tắt ngóm. Tôi mò mẫm tìm. Giờ tôi không còn kỳ thị nó như trước nữa. Dù ngắc ngoải, ánh sáng của nó vẫn khiến tâm trí tôi được an ủi phần nào. Trong lúc sờ soạng, tôi vớ được một cây gậy, khá nhiều gai nhưng vừa tay. Ít nhất, nó có thể dùng làm vũ khí chống lại thứ khủng khiếp đang phải đối mặt.
Mới lết được hai bước, tôi đã thấy tim mình cứng ngắc vì sau lưng đang có bàn tay lạnh ngắt ngắt áp vào. Đứng chôn chân tại chỗ, tôi không dám quay lại, đến thở cũng nhỏ giọt. Tiếng bước chân ai đó lẹ làng lướt qua. Rồi có thứ gì gõ trên vai tôi lúc chậm, lúc nhanh, đều đặn, nhịp nhàng giống kiểu ai đó đang chơi piano vậy. Tôi như bị thôi miên, từ từ quay lại...
Chẳng khác nào một cú đấm, hình ảnh đôi mắt đỏ lòm và cái mồm lởm khởm đầy răng nằm dưới mái tóc rũ rượi đột ngột đập vào mắt tôi. Mùi hôi thối bốc lên ngột ngạt. Tôi vừa khua khoắng cái gậy, vừa kêu lên thảm thiết:
- Ma... mẹ ơi, cứu con với, có ma!
- Long, Long, dậy đi mày!
Bị hưởng hai cái tát, tôi mở mắt. Chưa bao giờ tôi lại thấy mừng khi gặp hai anh em cái Hòa như lúc này. May quá, hóa ra vừa rồi chỉ là một giấc mơ. Nhưng nhìn thấy con bé cứ dứ dứ cái điện thoại trước mặt mình thì tôi lại ngửi thấy mùi nguy hiểm ngay gần đây.
- Mày quay cái gì thế?
Cái Hòa cố nhịn cười:
- Có gì đâu. Chỉ là quay một số khoảnh khắc đáng nhớ thôi, ví dụ như lúc mày ngất vì sợ ma này, lúc mày vừa gọi mẹ vừa la hét này...
Tôi nhỏm dậy, định cướp lấy cái điện thoại nhưng không được. Cuối cùng, tôi đành chống chế một cách yếu ớt:
- Ai... ai bảo tao ngất vì sợ? Nhớ năm xưa...
- Thôi đi ông tướng! – Con bé bĩu môi dài cả mét – Thế vì sao mày lại nằm đây, nói đi!
Tôi há miệng, định bịa thêm lí do nhưng rốt cuộc chả nghĩ được cái gì. Lúc này, Vinh – anh trai cái Hòa mới lên tiếng:
- Đã yếu thì đừng có ra gió, nhớ chưa ông tướng! Lúc mày ngã, chính cái Hòa đã bỏ viên gạch vào vạt áo mưa của mày đó. Tưởng chơi chơi thôi, ai dè, mày xỉu luôn, báo hại anh phải cõng mày về.
Tôi lí nhí cảm ơn anh Vinh rồi quay sang hỏi cái Hòa:
- Tao tưởng mày sợ ma lắm mà?
Con bé lúc lắc hai bím tóc:
- Ờ! Nhưng không hiểu sao hôm nay, tao lại thấy dũng cảm lạ kỳ. Chắc là nhờ có mày ở đó.
Hoặc là đất thương tình nứt cho tôi một kẽ hở hoặc là tôi có thể chọc thủng mái nhà mà bay lên hay đủ can đảm để chạy ra bên ngoài thì tốt biết bao. Nhưng vì những thứ đó đều không xảy ra nên tôi vẫn phải ở trong nhà cái Hòa với nỗi xấu hổ không để đâu cho hết. Im lặng một lát, tôi ngập ngừng:
- Mày... sẽ không mang đoạn video vừa rồi cho bọn lớp mình xem chứ?
- Dĩ nhiên là... có rồi!
Cái Hòa cố tình kéo dài chữ “có” như muốn trêu tức tôi. Trong lúc mặt nó đang dương dương với chiến lợi phẩm, anh Vinh chộp luôn cái điện thoại, kịp ấn ấn vài nút. Tôi biết anh đã xóa đoạn băng quái quỷ kia bởi ngay sau đó, con bé nổi khùng lên:
- Sao anh lại xóa nó? Khó khăn lắm em mới quay được đấy!
Anh Vinh xua tay:
- Đồ trẻ con, nó sợ ma thật thì có làm sao chứ? Ở nhà mày sợ con gián còn hơn sợ anh mày, vậy mà tới lớp cũng oai như cóc. Thôi, không còn sớm nữa, thằng Long mặc áo mưa vào đi, anh đèo về.
Để xua bớt cơn xấu hổ hãy còn vất vưởng, tôi lắc đầu:
- Không cần đâu anh, để em tự về cũng được. Em...
- Tiện đường thì anh chở đi thôi. Anh cũng cần gặp anh của mày lấy lại quyển sách Toán.
Tôi ngoan ngoãn tin lời anh mặc áo mưa, lòng cảm thấy may mắn vì có người đi cùng. Cứ nghĩ phải một mình đi qua “giang sơn” của người chết lúc này, tôi không dám chắc mình có xỉu thêm lần nữa không. Ở nhà, ngồi dưới đèn điện sáng trưng, tôi cứ ngỡ hành trình sẽ suôn sẻ với vẻ mặt đắc thắng và dáng đi hùng dũng khi bước vào nhà cái Hòa. Ai ngờ, thực tế lại phũ phàng thế. Nhưng, lúc này, có đứa còn thảm hơn tôi. Nghe việc anh Vinh sang nhà tôi, mặt cái Hòa bỗng chuyển sắc, xanh hơn đít nhái. Nó run run:
- Anh với thằng Long đi rồi, bố mẹ lại chưa về, em... em phải ở nhà một mình à?
Tôi nhìn quanh quất. Phải ở một mình trong gian nhà đầy vàng mã, hương nhang và ba cái quan tài chưa sơn ngay cạnh bãi nghĩa địa thì đúng là một thử thách không nhỏ. Anh Vinh vừa dắt xe ra vừa nói:
- Mày ở lại trông nhà chứ còn gì nữa. Yên tâm, chả trộm nào dám vào nhà mình đâu.
Con bé giãy nảy:
- Em không biết! Anh đi đâu em đi đó. Em không ở nhà một mình đâu!
Anh Vinh gắt:
- Mày tuổi gì rồi mà còn mè nheo như trẻ con thế? Ai bảo mày đùa ác làm gì để anh mày phải...
Biết mình nói hớ, anh Vinh cứ thế dông thằng xe ra ngoài, mặc kệ con bé nước mắt nước mũi giàn giụa chạy theo. Dù có chút hả hê vì bị chơi xỏ nhưng nhìn nó tôi thấy cũng tồi tội.
Cuối cùng, trên chiếc xe đạp cà tàng, anh Vinh phải gò lưng đèo hai đứa “đồ trẻ con” (như lời anh nói) đi về trong cơn mưa lất phất.
Bị nắm thóp về vụ con gián và cũng sợ ma sáng hôm sau, cái Hòa đành nói dối bạn bè rằng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Song, tôi cũng không dám huênh hoang gì thêm. Một lần là đủ nhớ tới già rồi!
bởi Huỳnh Thế Anh 06/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mấy hôm trước, khi nghe tin về vụ cháy chợ Đồng Xuân, tôi bỗng rùng mình nhớ lại một kỷ niệm buồn của mình hồi lớp ba. Nó đã giúp tôi rút ra được một bài học sâu sắc.
Đó là vào một buổi sáng mùa hạ đẹp trời, tôi được nghỉ học nên ở nhà chơi. Trước khi đi làm, mẹ tôi đã dặn di dặn lại: "Con không được nghịch lửa, điện, phích nước nóng, rất nguy hiểm đấy!". Nhưng lúc đó, tôi vẫn còn đang nô đùa với chú chó con mới xin về êôn lời mẹ dặn tôi không nghe được câu nào.
Sau khi mẹ đi làm, ngồi xem ti vi mãi cũng chán, tôi bèn cố nghĩ ra một trò nào đó để chơi. Chợt, tôi nảy ra một ý: "Hay là mình chơi trò huấn luyện chó nhỉ? Chú chó con nhà mình đã được huấn luyện gì đâu!". Tôi từng xem rất nhiều nhà huấn luyện thú tài ba. Tôi thấy họ rất hay cho các con vật nhảy qua vòng lửa. Vì thế, tôi mới chạy đi, kiếm thật nhiều giấy vụn, một cuộn dây và một bao diêm. Khi đã có đủ các thứ đó, tôi bắt tay ngay vào việc tạo mội chiếc vòng giấy. Trước tiên, tôi cuộn các tờ giấy lại cho phồng to lên rối lấy dây buộc chúng với nhau, xong xuôi, tôi cầm bao diêm, lấy một que, quẹt mạnh lửa bùng cháy. Tôi châm vào chiếc vòng giấy. Nó đã bắt đầu cháy bập bùng. Bây giờ thì có thể thể hiện rồi đây, tôi nghĩ thầm rồi huýt sáo một cái. Phốc chạy ngay đến nhanh, nhìn thấy chiếc vòng lửa, nó lùi lại. Tôi cố gắng làm cho nó bớt sợ và kích thích Phốc bằng cách đặt một cái bánh bích quy ở sau vòng lửa. Nó vẫn không hề nhúc nhích. Thấy vậy, tôi nản chí quẳng chiếc vòng lửa vào trong chiếc thùng cát tông cạnh bàn học rồi cùng Phốc chơi đuổi nhau quanh nhà. Lát sau, mệt quá, hai chúng tôi nằm lăn ra đất thở. Bỗng Phốc sủa vang lên. Tôi quát bảo nó im nhưng nó lại càng sủa hăng. Tôi đảo mắt nhìn quanh, tới chỗ chiếc thùng cát tông. Ôi không! Nó đang cháy…
Tôi bối rối quá không biết làm như thế nàothì con Phốc lại tè ra nhà. Tôi hiểu ngay ý nó, chạy vào nhà tắm, vặn nước cho đầy một chậu, đổ vào dám cháy. May mà đám cháy cũng nhỏ nên chỉ sau mấy lần chạy ra chạy vào của tôi, đám cháy đã được dập tắt. Tôi bèn nghĩ cách để che giấu sự việc này. Trước hết, tôi quét sạch tàn tro ra ngoài, đổ vào một cái chậu cây. Còn góc bàn bị cháy tôi lấp nó bằng mấy tờ giấy màu và kê một, hai cái ghế vào cho kín.
Gần trưa, mẹ tôi về. Mở cửa cho mẹ xong, tôi bước đi xem lại xem mình có để lại dấu vết gì không thì con Phốc lại cắn vào gấu quần, dẫn mẹ tôi tới chỗ cái bàn. Mẹ bỏ ghế, bóc tờ giấy màu, thấy chỗ đó đen ngòm, vẫn còn mùi khói. Lúc này, tôi không biết nói gì hơn là đứng ra nhận lỗi với mẹ.
Kỷ niệm của tôi đã kết thúc bởi sự nhận lỗi của tôi và những lời trách mắng nghiêm khắc của mẹ. Tuy phải bỏ chiếc bàn đó đi nhưng tôi lại rút ra được những bài học trong cuộc đời. Lửa rất nguy hiểm, các bạn ạ! Đôi khi, nó còn làm mất đi tính mạng của nhiều người. Vì thế, các bạn đừng giống như tôi chơi những trò dại dột nhé!
bởi Huất Anh Lộc (Epic's Minecraft) 25/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ông bà, bố mẹ thường khuyên em muốn gì, cần gì thì cứ nói thật, không nên nói dối. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, bà bảo thế và chứng minh cho em hiểu bằng những câu chuyện cổ hay những sự việc có thật mà bà biết. Em thấm thía và tự nhủ hãy cố gắng sống cho trung thực. Nhưng rồi có một lần, chỉ vì không kiềm chế được ý thích của mình mà em đã trở thành kẻ nói dối đáng ghét. Nhớ lại, giờ đây em vẫn thấy xấu hổ. Chuyện xảy ra cách đây khoảng nửa năm, đầu đuôi là thế này:
Em rất thích trò chơi điện tử, ngặt nỗi nhà không có máy nên thỉnh thoảng vào cuối tuần, em tranh thủ đến tụ điểm chơi độ một tiếng cho đỡ thèm rồi về. Phải nói là với đám con trai, đã ngồi trước màn hình lấp lánh đủ màu là thích thú, say sưa, quên hết mọi sự.
Hôm ấy mới là thứ năm. Buổi tối, ngồi làm bài tập Toán mà đầu óc em cứ mải nghĩ về việc mình đã thua điểm trong trò chơi tấn công vào thành. Càng nghĩ càng tức vì em cho rằng mình chơi giỏi hơn bạn ấy. Không! Phải tập dượt cho thành thạo để chiến thắng, để “dằn mặt” cho Hùng đỡ “kiêu”. Trong óc em chợt nảy ra một ý. Em đứng lên, gấp sách lại rồi nói với mẹ:
- Mẹ ơi! Bài Toán này khó quá! Mẹ cho con sang nhà Hùng để hỏi, mẹ nhé!
Mẹ đồng ý và dặn em về sớm. Như con chim sổ lồng, em chạy vụt đi. Nhà Hùng ở cuối phố, cách nhà em chỉ vài trăm mét. Qua mấy điểm chơi điện tử, chỗ nào cũng lố nhố người. Lấm lép nhìn quanh, không thấy ai quen, em rẽ vội vào.
Em chơi lại trò tấn công vào thành. Một lần, hai lần, ba lần… Số điểm cứ tăng dần, tăng dần cho tới lúc hơn được điểm của Hùng mới thôi. Em say sưa và phấn chân lạ lùng, quên cả thời gian. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến em giật mình:
- Nghỉ thôi cháu! Khuya rồi!
Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Đã hơn mười giờ rồi ư?! Chết thật!
Em vội vàng bảo:
- Bạc tính tiền cho cháu!
- Sáu ngàn. Cháu đã chơi hai tiếng rồi đấy!
Lục hết các túi chỉ có bốn ngàn, em bôi rồi không biết làm sao, đành năn nỉ:
- Bác cho cháu nợ hai ngàn, mai cháu trả!
- Lần sau có tiền thì chơi, không tiền thì thôi, đừng thế nữa nghe cu cậu!
Em nóng bừng cả mặt vì ngượng nhưng đành chịu. Bác ấy đâu có nói sai. Bước xuống lòng đường, cơn gió đêm mát lạnh làm cho em tỉnh hẳn. Niềm phấn khích lúc nãy chợt tan biến và nỗi lo ập đến. Trời ơi! Biết nói với bố mẹ thế nào đây?!
Đầu óc rối bời, vừa đi vừa tìm cách đối phó nhưng nghĩ mãi không ra. Bất chợt có tiếng xe máy dừng ngay bên cạnh và giọng nói nghiêm khắc của bố em cất lên:
- Toàn! Lên xe mau!
Hai đầu gối bủn rủn, em đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
- Bố! Bố… đi tìm con ư?!
- Phải! Mẹ bảo là con đến nhà Hùng làm Toán và bố đã đến đó đế đón con.
Giọng bố lạnh lùng nhưng em biết là bố đang kìm nén cơn giận dữ. Một nỗi sợ hãi ghê gớm khiến em choáng váng. Như một cái máy, em leo lên xe để bố chở về nhà. Biết không thề nào biện bạch cho hành động dại dột của mình, em đã nói thật mọi chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe. Ông gọi em đến gần và nhẹ nhàng khuyên nhủ:
- Tuổi trẻ thường hiếu thắng nhưng cháu đừng cay cú hơn thua với bạn như thế! Chơi để giải trí thì được, chứ đam mê đến xao nhãng học hành thì không nên, cháu ạ!
Em xin lỗi gia đình và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Thời gian trôi qua, em cố gắng giữ lời hứa, tập trung vào việc học hành. Do đó mà kết quả học tập khá lên nhiều. Bố mẹ vui vẻ cho phép em mỗi sáng chủ nhật được chơi trò chơi điện tử hai tiếng đồng hồ. Tất nhiên là em không quên rủ Hùng – người bạn thân thiết cùng đi.
Câu chuyện ấy đả cho em một bài học nhớ đời: Sự dối trá chỉ đem lại những hậu quả xấu mà thôi.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 26/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời