YOMEDIA
NONE

Hãy nêu những lưu ý khi viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

    * Xác định đề tài. Em có thể chọn một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm, tâm chẳng hạn:

    - Thần tượng một ai đó: nên hay không?

    - Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không?

    - Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?

    - Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

    * Bài viết sẽ hay hơn khi em lựa chọn những hiện tượng đang có những ý kiến ngược nhau. Vì khi ấy, bài viết của em sẽ có thêm một tiếng nói, nói một góc nhìn để cùng làm sáng tỏ vấn đề còn đang bàn cãi.

    * Thu thập tư liệu:

    + Hãy tìm nguồn tư liệu liên quan đến hiện tượng em muốn viết như các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề.  Em có thể tìm tài liệu trên các trang web uy tín, trong thư viện,...

    + Khi đọc tài liệu, em hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi:

    • Ý kiến,  lý lẽ nào em đồng ý? Ý kiến, lý lẽ nào em không đồng ý?
    • Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lý lẽ nào chưa được các tác giả đề cập đến?
    • Ý kiến, lý lẽ chưa được đề cập đến có quan trọng hay không?
    • Những bằng chứng nào em có thể sử dụng để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục?

    b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

    * Tìm ý:

    - Em hãy viết ra những ý kiến của mình xoay quanh hiện tượng cần bàn luận. 

    * Lập dàn ý: Từ các ý kiến đã viết ra,  em chọn những ý kiến tiêu biểu, nổi bật để lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dàn ý cần đảm bảo các yếu tố của bài văn nghị luận:

    - Ý kiến của em về hiện tượng này là gì? 

    - Lí lẽ và dẫn chứng: Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho những lý lẽ của em?

    - Sắp xếp các lý lẽ theo trình tự hợp lý. Nếu lý lẽ quan trọng đưa lên đầu bài thì bài viết sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp họ dễ dàng nắm được trọng tâm của bài viết. Nếu lý lẽ quan trọng đặt ở cuối bài thì sẽ tạo dư âm cho bài viết, khắc sâu quan điểm của bài viết vào tâm trí người đọc.

    c. Bước 3: Viết bài:

    Từ dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý sau:

    - Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.

    - Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

    - Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp.

    - Ví dụ: Nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng, thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.

    d. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

    - Xem lại và chỉnh sửa.

    - Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:

    + Mở bài:

    • Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận.
    • Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận.

    + Thân bài:

    • Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng.
    • Trình bày được ít nhất hai lý lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến.
    • Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
    • Đang sắp xếp các lý lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lý.

    + Kết bài:

    • Khẳng định lại ý kiến của mình.
    • Đề xuất những giải pháp.
    • Rút kinh nghiệm.

    - Từ bài viết của mình, em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

    - Khi viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống cần thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị - Tìm ý, lập dàn ý - Viết bài - Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.

      bởi Tuyet Anh 22/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON