YOMEDIA
NONE

Theo anh (chị), đoạn văn miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào (về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn ngữ, bút pháp trữ tình,...)?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • * Hình ảnh của đội quân áo vải được khắc hoạ hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn thơ trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hoá (các em dẫn chứng từ các câu 10, 11, 12). Đáng chú ý là những chi tiết chân thực đều được chọn lọc tinh tế, nên đậm đặc chất sống, mang tính khái quát, đặc trưng cao (ví dụ: manh áo vải, ngọn tầm bông, rơm con cúi, lưỡi dao phay gắn bó đến không thể tách rời trong cuộc sống những người nông dân thuở ấy). Do thế, bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém “chất” anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn: nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang..., chi nài sắm... (Có thể so sánh với vẻ phi thường của người anh hùng Từ Hải trong Truyện Kiều: “Râu hùm, hàm én, mày ngài - Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” và hình ảnh rạng ngời oai phong của Lục Vân Tiên khi cầm quân đánh giặc ngoại xâm: “Vân Tiên đầu đội kim khôi - Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”).

    * Hình tượng những người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công đồn đầy khí thế tiến công. Các em đọc lại những câu 13, 14, 15, tìm những chi tiết miêu tả trận đánh, nhận xét về những biện pháp nghệ thuật: Hệ thống từ ngữ: dùng rất nhiều từ chỉ hành động mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó,...), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó, trối kệ,...). Phép đối: đối từ ngữ (trống kì / trống giục, lướt tới / xông Uào; đạn nhỏ / đạn to; đâm ngang / chém ngược; hè trước / ó sau,...); đối ý (ta: manh áo vải, ngọn tầm Uông/địch: đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng; vũ khí thô sơ; rơm con cúi, lưởi dao phay / chiến thắng lớn: đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai; đối thanh bằng - trắc (kia/ nọ, kì/giục, tới/Uào, nhỏ / to, ngang / ngược, trutóc / sau,...).

    Hiệu quả nghệ thuật: tạo nhịp điệu đoạn văn nhanh, mạnh, dứt khoát, sôi nổi góp phần tái hiện một trận công đồn của nghĩa quân Cần Giuộc rất khẩn trương, quyết liệt, sôi động và đầy hào hứng.

    Trên cái nền trận đánh đó là hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ, nào sợ... đạn nhỏ đạn to... Khí thế của họ là khí thế đạp lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì sự gian khổ, hi sinh nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong, lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong những thiên anh hùng ca thuở xưa, nhưng lại gần gũi, sống động, tưởng như họ vừa “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” (Nguyễn Đình Thi).

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

      bởi Nguyễn Trà Giang 25/03/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON