Suy nghĩ của em về câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn
Trả lời (1)
-
Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại muôn vàn khó khăn, thử thách, con đường đời nào cũng đầy gian nan, chông gai, đối mặt với cuộc sống đòi hỏi con người chúng ta cần có bản lĩnh chiến đấu, đương đầu với thử thách. Chúng ta có thể bị cuộc sống đánh bại thậm chí đánh bại nhiều lần nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể chiến thắng, chỉ khi ta bỏ cuộc không đấu tranh đồng nghĩa ta chấp nhận thất bại vĩnh viễn, Marilin Vos Savant - từng được kỉ lục Guiness ghi nhận là người có IQ cao nhất thế giới đã từng nói "Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn".
Có ai lại chưa từng một lần trải qua cảm giác của sự thất bại, nó có thể đến từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, đến sự nghiệp lớn lao. Bị đánh bại chính là sự thất bại của con người, sự gục ngã trước những hoàn cảnh khó khăn, những trường hợp không thể giải quyết trong cuộc sống. Dưới sự tác động của khó khăn, con người ta dễ có thể bỏ cuộc, "bỏ cuộc" chính là sự từ bỏ, buông xuôi mục đích hay mục tiêu bản thân đang theo đuổi, đầu hàng và chấp nhận sống chung với hoàn cảnh khó khăn. Tình trạng nhất thời là tình trạng tạm thời, không chắc chắn, không lâu bền, có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu như người ta cố gắng thay đổi; trái nghĩa với nhất thời là vĩnh viễn, "vĩnh viễn" là sự tồn tại mãi mãi trong mọi hoàn cảnh, không hề bất biến, không thay đổi được. Sau khi đã hiểu tường tận từng câu chữ, ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói nhắc nhở về thái độ của con người đối với khó khăn trong cuộc sống; bị đánh bại không đáng sợ, thất bại cũng không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là ta không có ý chí đấu tranh, không quyết tâm vượt qua khó khăn bằng tất cả khả năng của mình, ta chỉ thực sự thất bại khi ta chấp nhận thất bại, dừng lại và không tiếp tục chiến đấu. Trong mọi vấn đề của cuộc sống, trong học tập hay công việc của chúng ta luôn tồn tại song song thắng và bại, bị áp lực bởi khó khăn, thử thách; vậy nên việc ta bị đánh bại là điều dễ hiểu, không có gì đáng phải lo lắng, ta cũng không nên quá cố chấp vào sự thất bại của mình mà suy sụp, nản chí, bởi phía trước còn bao giông bão đang chờ đón ta, còn bao nhiêu thất bại nữa đang chờ ta nếm trải.
Người xưa đã có câu "Thất bại là mẹ thành công", nếu không có thất bại làm sao có được thành công, nên chúng ta phải biết dù thất bại một lần hay nhiều lần cũng chỉ là thất bại tạm thời, không có nghĩa là thất bại mãi mãi. Phải biết đứng lên sau những thất bại để ta biết ta còn có cơ hội chiến thắng, có chiến đấu mới biết mình mạnh hay yếu, càng chiến đấu càng có nhiều kinh nghiệm và càng tiến gần hơn với chiến thắng, từ đó chuyển bại thành thắng, vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống. Thất bại thật sự không đến từ bản chất của vấn đề hay mức độ của khó khăn mà đến từ ý chí của chúng ta, có nhiều người chỉ mới thất bại một lần đã nản chí, bỏ cuộc, có người trải qua nhiều lần thất bại cũng đành phó mặc, buông xuôi. Không có một việc gì không có cách giải quyết của nó, chỉ là người ta có đủ kiên nhẫn để tìm ra phương án giải quyết hay thấy khó là từ bỏ. Khi bị đánh bại mà chúng ta không tiếp tục đứng lên, thì sự thất bại càng phủ đầu chúng ta, rồi thất bại này sẽ kéo theo những thất bại khác, không thể có chuyện ta bỏ qua thất bại lần này thì lần sau thất bại sẽ không đến nữa. Việc chấp nhận thất bại là ta đã từ bỏ mục đích ban đầu theo đuổi, khi đó ta đã vĩnh viễn thất bại, không còn có cơ hội giành chiến thắng nữa. Chỉ cần nản chí một lần, dễ dàng gục ngã trước khó khăn, chúng ta sẽ ngày một trở nên mềm yếu, dễ dàng bị đánh bại. Chính vì vậy, ta không được có suy nghĩ bỏ cuộc trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong từ điển của mỗi người không nên có từ "bỏ cuộc", phải quan niệm rằng chỉ cần có cố gắng là sẽ có hy vọng, ý chí của ta chính là thứ vũ khí sắc bén nhất chiến thắng được khó khăn. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều người buông xuôi mục đích và lý tưởng của mình chỉ vì những thất bại bước đầu, mới vấp ngã đã chịu nằm im mà không tự vực dậy đứng lên. Những con người như thế rất đáng phải lên án vì nếu không có ý chí sẽ dễ dàng bị khó khăn chôn vùi sâu, họ sẽ mãi không vươn tới được mục đích của mình, không bao giờ có được thành công viên mãn. Nếu muốn có được thành công dù chỉ là thành công nhỏ nhất cũng phải biết rèn luyện ý chí, sau những vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy tiếp tục chiến đấu, không bao giờ từ bỏ mơ ước, mục tiêu của mình. Sự quyết tâm của ta có sức mạnh vô cùng to lớn bởi có quyết tâm và cố gắng hết mình ta mới biết thực lực của ta đến đâu, khẳng định được giá trị và bản lĩnh của mình trong cuộc sống. Trước mọi khó khăn đều hiên ngang đương đầu và vượt qua, đó mới chính là điều con người cần rèn luyện, tu dưỡng mỗi ngày.
Con người không phải là sắt đá hay thần thánh gì cao siêu, sẽ có những giây phút mềm yếu, nản lòng, nhụt chí nhưng điều quan trọng là ta phải nhận thức được khi nào được phép mềm yếu và khi nào phải vượt qua mềm yếu. Cuộc sống là phải có mục đích, nếu không thực hiện được mục đích thì chưa thực sự tìm được ý nghĩa cuộc sống, chính vì thế chúng ta phải cố gắng bằng mọi cách vượt qua thất bại, chiến thắng và làm chủ cuộc sống của mình.
bởi Lan Ha31/05/2020
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Ý kiến nhận xét thạch lam tả cảnh , tả tình đều rất tinh tế. Em có thấy nét đặc sắc đó trong cách miêu tả âm thanh không? Hãy chọn một chi tiết , phân tích ngắn gọn
07/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ý kiến nhận xét thạch lam tả cảnh , tả tình đều rất tinh tế. Em có thấy nét đặc sắc đó trong cách miêu tả âm thanh không? Hãy chọn một chi tiết , phân tích ngắn gọn
07/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ý kiến nhận xét thạch lam tả cảnh , tả tình đều rất tinh tế. Em có thấy nét đặc sắc đó trong cách miêu tả âm thanh không? Hãy chọn một chi tiết , phân tích ngắn gọn
07/11/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn bàn về một phẩm chất của học sinh có sử dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích.
07/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết về thầy cô và mái trường mến yêu
13/11/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích bài thương vợ
16/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trình bày suy nghĩ của anh/chị ý về ý kiến:"yêu đất nước từ nhữg điều bình dị"
Giúp mình với ạ
16/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc - hiểu đoạn trích sau:
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào?
Câu 2: Nhân vật đó nói về điều gì?
Câu 3: Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4: Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc - hiểu đoạn trích sau:
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? của tác giả nào? mô tả cảnh tượng gì ?
Câu 2: Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó.
Câu 3: Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc - hiểu văn bản:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó.
Câu 3. Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn ngắn khoảng 300 chữ nêu cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên Phố huyện khi chiều tà trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam
21/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc-hiểu đoạn trích sau:
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: ”Có lẽ lão bát này ,cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình.Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ?
Câu 2: Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó .
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn nghề của học sinh ,thanh niên ngày nay.
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc văn bản sau và cho biết:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó.
Câu 3. Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc-hiểu đoạn trích:
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Câu 1: Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào?
Câu 2: Nhân vật đó nói về điều gì?
Câu 3: Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4: Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: ”Có lẽ lão bát này ,cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình.Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu.
(Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ?
Câu 2: Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó .
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn nghề của học sinh ,thanh niên ngày nay.
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đám ma cụ cố tổ trong truyện “Hạnh phúc của một tang gia” được coi là một đám ma gương mẫu cho điều gì?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Anh chị có nhận xét gì về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời qua “Hạnh phúc của một tang gia”?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chủ đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” là gì?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu nhận xét về nghệ thuật trào phúng của tác giả trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Vì sao cụ tổ chết đi lại trở thành niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình? Em hãy phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của từng thành viên trong gia đình đó và những người đến đưa đám ma?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hãy làm rõ niềm vui của các thành viên trong gia đình khi cụ Cố Tổ qua đời
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị; Liên không sao hiểu, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích "Hai đứa trẻ"- Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam 2011)
Câu 1:Cho biết văn bản trên nói về điều gì?
Câu 2:Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.
Câu 3: Cho biết các phương thức biểu đạt trong văn bản và phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 4 :Giải thích cách sử dụng dấu chấm phẩy ";" trong câu cuối của văn bản.
Câu 5: Nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản trên?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào"
21/11/2022 | 1 Trả lời