YOMEDIA
NONE

Phân tích Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Mở bài

    - Giới thiệu về bài thơ

    • Là một trong mười ba bài thuộc đề tài "thi cử".
    • Mượn hình ảnh thi cử để nói về tình cảnh đất nước, bộc lộ tâm sự của mình.

    Thân bài

    - Nội dung bài thơ: Bức tranh một kì thi Hương cuối triều Nguyễn với sự lố lăng, nhốn nháo, ô hợp với sự giám sát của bọn thực dân Pháp.
    - Hai câu đầu: Giới thiệu về trường thi

    • Mở đầu bằng đặc điểm thường thấy trong quy cách thi cử xưa nay. Nhà nước mở khoa thi ba năm một lần.
    • Điều bất thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
    • Trường Nam: Trường thi ở Nam Định, trường Hà: Trường thi ở Hà Nội
    • Lý do: Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở Hà Nội bị bãi bỏ ⇒ Sĩ tử hai trường phải thi chung một địa điểm.
    •  "Lẫn": chỉ sự nhốn nháo, ô hợp với sự trang trọng của kì thi hương.

    - Hai câu thực:

    + Khung cảnh trường thi:

    • Khung cảnh nhốn nháo, sĩ tử, quan trường lẫn lộn với nhau.
    • "Sĩ tử": Người đi thi, phải trang trọng, nho nhã nhưng đây lại "lôi thôi".
    •  "Lôi thôi": Chỉ sự nhếch nhác, luộm thuộm

    ⇒ Đảo lên đầu câu để nhấn mạnh hình ảnh đám sĩ tử

    • "Lọ": chỉ lọ mực hoặc lọ đựng nước, lại phải đeo trên vai: sự xô lệch, gãy đổ, lếch thếch ⇒ Trụ cột của nước nhà mà trông thật nhếch nhác, xiêu vẹo. Kẻ sĩ không giữ được phong thái của chính mình.

     + "Quan trường": Những vị quan coi thi:

    • Miệng thét loa.
    • "Ậm ọe": Sáng tạo của Tú Xương, chỉ âm thanh không rõ, ú ớ, được gân lên => Sự phách lối của đám quan lại tay sai.

    ⇒ Đám quan lại mất đi cái phong thái tôn kính, trang nghiêm của kẻ làm quan
    ⇒ Hai câu thơ đối song song, cho thấy khung cảnh của trường thi thật hỗn tạp giống tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ.
    - Hai câu tiếp: Cảnh đón rước quan sứ và phu nhân

    • "Ông Tây bà đầm": Phản ánh thực tại của đất nước đang bị nắm bởi bọn thực dân.
    • Kẻ cướp nước lại được đón rước long trọng, kính cẩn.
    • Đặt vế đối song song "lọng - váy": thái độ mỉa mai.
    • Gọi "quan sứ" nhưng lại gọi "mụ đầm: Thái độ khinh bỉ, châm biếm (mụ: chỉ những người đàn bà không ra gì).

    ⇒ Tiếng cười sâu cay, cười trên nước mắt với nỗi đau mất nước.
    - Hai câu cuối: Lời kêu gọi tới những kẻ sĩ:

    • Niềm đau xót bật ra.
    • "Đất Bắc": Chỉ kinh đô Hà Nội - nơi hội tụ tinh hoa, anh tài.
    • "Nhân tài": Từ phiếm chỉ, chỉ những người là kẻ sĩ trong xã hội, những người đã quay đầu, làm ngơ trước nhân tình thế thái.
    •  "Ngoảnh cổ": Nhìn lại.

    ⇒ Nỗi đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của Tú Xương, tuy không quyết liệt nhưng cũng bộc lộ nỗi lòng của ông trước tình cảnh của đất nước.
    - Kết luận chung:

    • Bài thơ được viết theo thể thơ Đương thất ngôn bát cú.
    • Miêu tả khung cảnh thi cử ở một kì thi hương nhưng lại vẽ ra một phần hiện thực đất nước thời bấy giờ.
    • Bộc lộ nỗi lòng sâu kín của tác giả.

    Kết bài

    Khẳng định lại vẻ đẹp của bài thơ.

      bởi Lê Chí Thiện 21/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON