Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến.
Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến.
Trả lời (1)
-
Khóc Dương Khuê là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình.
Tình bạn được xếp hạng thứ năm trên thang giá trị "Ngũ luân". Không tình bạn nhân loại khó phát triển bình thường được. Tình bạn quân tử tập hợp chứ không hề hùa. Không đòi hỏi kết chặt như tình vợ chồng, bạn đời mà chấp nhận sự đứt nối, vơi đầy qua năm tháng. Tính bất nhất ấy thường dễ gây tan vỡ nhưng cũng có khi làm tình bạn đậm đà thêm ra. Quy luật tâm lí ấy cũng tương đương quy luật vật lí: Chỗ nối lại thường bền chắc hơn chỗ chỗ chưa đứt, số đo giữa vơi với đầy luôn lớn hơn giữa đầy với... chưa vơi! Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến ra đời trong trường hợp như thế, và do đó đạt độ đậm đà tha thiết hiếm có. Mối kết giao giữa hai người từng bị sờn đi, vơi đi một thời gian dài, nếu Nguyễn Khuyến không giữ đạo “thẳng thắn và tha thứ” của người quân tử, hẳn tình bạn giữa hai người khó lòng hàn gắn và Khóc Dương Khuê khó phô hết chân tình.
Họ là bạn đồng niên (cùng đỗ khoa thi Hương 1864). Với người quân tử, bạn đồng niên là “chuẩn” nhất, bởi phương châm của họ là “không kết bạn kẽ không bằng mình, thậm chí còn cầu toàn một chiều đến vô nghiệm, kết bạn phải hơn mình, như mình thì không bằng không kết. Nói tắt một lời thì trong kết bạn, quân tử nặng lí trí hơn tình cảm, nhưng chính nhờ vậy mà vẫn “hòa hợp dù không đồng lòng". Tình trạng ấy thực đã xảy ra giữa giao tình Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
Khi kinh thành thất thủ (1883), Nguyễn Khuyến nhất quyết lui về ẩn dật cho đúng đạo “lúc đạt thì làm tốt cho cả thiên hạ, lúc cùng thì làm tốt cho riêng mình". Trái lại, Dương Khuê giữ đạo quân tử theo cách khác: "quân tử làm quan là làm điều nghĩa”, mà thời điểm ấy mới cần đến điều nghĩa biết bao! Vả chăng Á thánh đã dạy "Lúc thường giữ cho đúng lề lối, lúc biến linh động theo tình hình". Thế nên Dương không lui về như Nguyễn mà nấn ná thêm sáu đời vua đầy rối ren, không cơn biến nào sánh kịp. Rồi khi Nguyễn phải “dằn tâm” làm “Ông phỗng đá” để “giữ thân” trong lớp vô gia sư bất đắc dĩ ở dinh Kinh lược Bắc Kì thì Dương đường đường là quan Tham Tá của Nha Kinh lược ấy (ông Tham tá nọ hẳn kha mẫn cán nên sau đó mới thăng Tổng đốc Nam Định - Nam Bình rồi về hưu với hàm Binh bộ Thượng thư).
Ai cũng biết rằng đối với phe hợp tác (Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu Độ v.v...) Nguyễn Khuyến thường có lời lẽ ác cảm (cả khi họ đã qua đời). Tuy nhiên thánh nhân cũng dạy; “Nước quá trong không cá – xét nét quá không bạn” vì thế Nguyễn Khuyến đã châm chước cho Dương Khuê những khoảnh khắc tình bạn quân tử mà một trong những khoảnh khắc ấy đạt đến cao trào là 38 câu Khóc Dương Khuê.
Nỗi đau mất mát của ông bật lên thống thiết.
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (câu 1-2)
Tiếng kêu thảng thốt ấy thật là đầy ắp chân tình. Ông đã quên mình để xót xa tột cùng cho số phận bạn. Người đọc không thể không nhận ra nỗi niềm ấy. Thế nhưng ở bài chữ Hán (bộ phận thơ văn chủ yếu mỗi nhà nho) thì câu đầu là “Dĩ hĩ Dương đại niên” (Thôi rồi bác Dương ơi). Hai chữ “Dĩ hĩ” ở đầu câu ngụ ý tiếc vì “mất người tri kỉ“ hơn tiếc vì ‘‘người tri kỉ mất”. Nếu không trả lại bản gốc chữ Hán, ta dễ nhầm rất nhiều “ý ngầm” của ông Tam Nguyên ngay trong bản Nôm.
Tiếp theo là 12 câu nhắc những kỉ niệm chung của hai người:
Nhớ tử thuở... điển phần trước sau (câu 3-14)
Hai mươi năm (1864-1883) giao du tương đắc ấy lại bao kỉ niệm êm đềm! Chính những năm tháng đậm đà tình nghĩa ấy cộng với độ lượng quân tử nơi Nguyễn Khuyến mới đủ sức hàn gắn những sứt mẻ hiển nhiên khi mà Dương không đồng chí hướng với Nguyễn để giữ cái "Đạo chưa cùng” như hàng trăm nho sĩ khác, kẻ lui về ẩn dật, kẻ bỏ đi kháng chiến. Sự không bằng lòng của Nguyễn “bọc nhung" trong bốn câu:
Buổi dương cửu... thì thôi mới là (câu 15-18).
Lời thơ nghe tưởng như kể lể thật tâm đắc tình họ “tuy hai mà một”, ai ngờ lại là lời chỉ trích không khoan nhượng, bấm đúng vào “yếu huyệt” của kẻ sĩ; đạo xuất xử của người quân tử. Lời trách nhẹ nhàng như có mà như không, tất cả chỉ găm chặt vào hai tiếng mới là! Nếu không rõ hành trạng của mỗi người, ta rất dễ “mắc lỡm” lối nói lấp lửng ấy; tuy cùng gặp buổi mạt vận của đạo Thánh (dương cửu) nhưng Nguyễn nhận ra để “biết thôi” còn Dương thì... chưa chịu biết! Nguyễn có bổn phận vạch ra điều ấy vì “trách cho tốt ra là cái đạo bạn bè. Tâm lí người đời thì “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng với người quân tử đấy mới là lúc người ta “tính sổ” nhau thật thẳng thắn vồ “tăm tiếng” lẫn về “tai tiếng” đế còn răn đời; Bởi vì "đậy áo quan công luận mới xác định” (có lẽ vì thế mà tập quán Á Đông trọng ngày chết trơn trọng ngày sinh như Âu Tây chăng?)
Lời thơ giải thích cho việc ngại đi lại là vì tuổi tác:
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần (câu 19-20)
Trước ba năm, ấy là lúc Nguyễn 65, Dương 61. Liệu có đúng là cả hai đã “già”, đã “nhác đi lại” không? Đừng quên rằng với hàm trí sĩ một Tham tri như Nguyễn, một Thượng thư như Dương, khái niệm “để lại” của họ chỉ giới hạn trong việc bước xuống thuyền hay ngồi lên cáng, vây quanh tiểu đồng, là học trò, là giai nhân, là... một trọng khoa bảng, danh vọng. Tôi nghĩ rằng hai tiếng mới ở câu 18 thực sự “chịu trách nhiệm” việc nhác “đi lại” của họ chứ không phải hai tiếng tuổi già ở câu 19, bằng cớ là ở bản chữ Hán, tuổi già hoàn toàn... ngoại phạm: "Vãng lai bất xác đác”. (Qua lại không... thật đặng). Cách đặt câu đến lạ! Nếu dùng trong bài thi, chắc gì ông đỗ Tam Nguyên nhưng trong Khóc Dương Khuê thì đừng thế nghe mới xứng Tam Nguyên!
Có lẽ họ “nhắc đi lại” vì còn lí do khách quan nữa: Cả hai đều ngại gảy ghi ngờ cho dư luận lẫn thực dân, trừ lẩn gặp nhau hồi ba năm trước rất có khả năng là chuyện bất khả kháng: Đám tang vợ Nguyễn Khuyến. Và như vậy, câu “Trước ba năm gặp bác một lần” độ nhấn tất phải năm vào chữ một, đó là trường hợp "bất qui tắc” của “Qua lại không... thật đặng”.
Dù sao thì chuyện cũng thật buồn. Người bạn duy nhất còn lại 131, thật ra chỉ còn... phân nửa tình bằng hữu, chợt cũng qua đời nốt! Nguyễn Khuyến cảm thấy bơ vơ thật sự, bàng hoàng thật tình, ông như góa bụa thêm lần nữa, cái chết vốn gợi lòng trắc ẩn, mà “lòng trắc ẩn là đầu mối của đức nhân, đức nhân đem lại là nền tảng của Ngũ thường, người quân tử nào chẳng thấm nhuần điều đó. Thế nên những ray rứt của ông (câu 19-28) rất “cận nhân tình”. Mất Dương Khuê, liệu trên đời có còn ai hiểu Nguyễn Khuyến? Quản Trọng khóc Bảo Thúc, Khổng Minh khóc Chu Du cũng đều bởi lẽ ấy: “Quen biết đầy thiên hạ, hiếu lòng chẳng mấy người”. Việc Nguyễn Khuyến chẳng còn thiết gì rượu, thơ, giao (câu 29-34) là chuyện hoàn toàn dễ thông cảm. Bút mực Tam Nguyên nhân vậy mà có dịp cống hiến cho đời những vần thơ thấm tình bằng hữu.
Ở bốn câu kết, thái độ quân tử của Nguyễn Khuyến mới thật rạch ròi, sòng phẳng đến lạ lùng (theo góc nhìn của chúng ta).
Bác chẳng ở... hai hàng chứa chan (câu 35-38).
Ông ấy thế là chết thật rồi. Tôi chí nhớ (những kỉ niệm cũ) chứ không thương, không khóc. Y sờ sờ là thế nhưng ma lực của lời lẽ bản Nôm cứ lôi người đọc theo lòng tha thứ hơn là tỉnh táo nhận ra đạo thẳng thắn của tác giả. Cái tài ông Tam Nguyên thật đáng nể. Hãy thử phân tích một câu:
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Chữ tuy vốn phủ nhận nhất thời cái ý đi kề sau nó (ví dụ: tuy giàu nhưng bủn xỉn, tuy nghèo mà xài sang...). Vậy là ông “nhác khóc”, có chung lí do với “nhắc đi lại”. Thẳng thắn đến thế thật quá đáng! Như suy lòng ta để phê phán lòng quân tử lại quá đáng hơn.
Vậy Khóc Dương Khuê đích thực là khoảnh khác tình bạn quân tử. Tình bạn ở họ vốn chuẩn mực, lí trí. Họ “nhanh nhạy trong công việc mà thận trọng trong lời cân nhắc giữa hai bản Hán và Nôm, ta thấy Khóc Dương Khuê là đem lòng tha thứ làm dịu đi dạo thẳng thắn quá căng ở nguyên tác. Ít ai chịu nhận ra ý đồ ấy vì người đời quen nghĩ rằng khóc là việc của tình cảm đơn thuần, quân tử, Tam nguyên gì cũng thế thôi, Nguyễn Khuyến vận dụng đúng đắn “đạo thẳng thắn và tha thứ“ của người quan tử vào cả hai bài nhưng điều thú vị là ông dành thẳng thắn cho nguyên tác, dành tha thứ cho bản Nôm. Rốt cuộc, quân tử vẫn đủ chất quân tử mà không làm chạnh lòng những “phi quân tử”. Không độc đáo được thế thì tài Tam nguyên còn kể làm gì!
Cũng nên biết thêm rằng trong nguyên tác, Nguyễn Khuyến xưng mình là dư chứ không xưng ngã. Xưng dư nghe lãnh đạm hơn, có thể phiếm xưng với cả người không quen biết (Kiểu Chu Hi mở đầu bài tựa Kinh Thi: “Hoặc hữu vấn ư dư viết”. Nếu ai đó hỏi Ta rằng...). Cũng trong nguyên tác, Nguyên gọi Dương vỏn vẹn hai lần bằng chữ Quân thích đáng, phải chăng (để nhắc quãng ngày thân thiết), còn bảy lần xưng hô tiếp theo (các câu 17, 23, 24, 25, 28, 35, 36) ông đều gọi bằng công là cách thường dùng ở ngôi thứ ba và chỉ dùng xưng hô trực tiếp khi cố tránh vẻ mặn mà. Trong bản Nôm, Nguyễn Khuyến dịch thành “bác” cho cả quân lẫn công, thế là ông “quân tử thêm phen nửa”, vẻ lạnh nhạt của ông đã che chắn khéo léo, cảnh “hòa nhi bất" càng ít bị nhận ra càng hay. Chính vì thế mà Khóc Dương Khuê càng thực thụ là khoảnh khắc tình bạn quân tử.
Cái kiểu “giận thì giận mà thương thì thương” ấy thật chẳng nhất quán, chăng đồng bộ chút nào, nhưng phải thế mới cân bằng giữa lí trí với tình cảm. Với chúng ta, điều ấy nghe rất chướng nhưng đạo quan tử thà đành phải thế. Chỗ đặc sắc của Khóc Dương Khuê là nó làm vừa lòng cả hai phía cảm thụ: phía thích nghĩ răng Nguyễn nẫu cả lòng vì thương bạn lẫn phía nhận ra rằng người thực sự chẳng thương bạn mà chỉ không kìm nổi xúc động vì “chút nghĩa”. Chính khả năng hai chiều ấy mới làm đậm dấu ấn Tam Nguyên. Cái lối người đọc vốn là thú sở trường của Nguyễn Khuyến (nhất là trong lĩnh vực câu đối). Cũng đừng quên rằng đâỵ là bài thơ tự sự riêng tư chứ không phải nét để chia buồn, để truy điệu theo kiểu thù tạc đời thường. Rất có thể tang gia họ Dương vào thời điểm ấy chưa mấy ai biết đến.
Cuối cùng, nếu có ai đó nghĩ rằng “bảo là khóc nhưng cuối cùng nhác khóc thì thà đừng khóc”. Nghĩ như thế là dựa lập trường “phi quân tử” để phủ nhận tính cách quân tử của Nguyễn Khuyến cũng như trong cuộc đời và đánh mất đi của cõi đời một kiệt tác về Tình Bạn vậy.
bởi minh thuận 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời