YOMEDIA
NONE

Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm.

Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực… Xã hội mà có nhiều người “không dại gì” như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người “không dại gì” đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật… Trong xã hội có nhiều người “không dại gì” nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu.

    Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại – đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng “những điều trông thấy” luôn “làm đau đớn lòng”. Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải.

    Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa? Nguyên nhân hình thành như thế nào? Tác hại ra sao? Đó là một khó khăn.  Vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người.

    Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.

    Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết – Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác.

    Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết.

    Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”. Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng “lâm sàng” khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa.

    Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa…….là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm…..

    Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn. Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ……

      bởi thuy tien 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • bthuong

      bởi Nguyễn Minh 18/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Xã hội hiện nay đang trên đà phát triển, tồn tại song song với những thời cơ là những khó khăn, thách thức và một trong những khó khăn nhất định trong phát triển đất nước đó là bệnh tật. Ngoài những căn bệnh liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như bệnh tim, bệnh lao phổi, bệnh ung thư..., phải kể đến những bệnh về tinh thần và lối sống của con người như bệnh ích kỷ, bệnh vô cảm... Trong đó, bệnh vô cảm thực sự là một căn bệnh rất nguy hiểm và đáng quan ngại, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân con người và cả xã hội, cần phải ngăn chặn và chữa trị kịp thời.

    Để tìm hiểu về căn bệnh vô cảm, trước hết chúng ta phải hiểu vô cảm là gì. "Vô" là không, "cảm" là tình cảm, cảm xúc, cảm nhận, rung cảm của con người, "vô cảm" chính là không có cảm xúc, cảm nhận, không bị rung động trước tình cảm con người. Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, vô tâm, lạnh nhạt với những người xung quanh, không chia sẻ và quan tâm đến người khác, luôn mang trong mình suy nghĩ ích kỷ, nhỏ nhen. Nguyên nhân của căn bệnh này đến từ nhiều hướng, thứ nhất là do bản tính sẵn có của con người, vốn có tính ích kỷ, thờ ơ và xa lánh với mọi người xung quanh; thứ hai là do tác động của môi trường sống, khi sống ở môi trường con người ít giao tiếp với nhau, chỉ mải miết quay cuồng trong học tập, công việc, tranh đua sẽ không có cơ hội để con người để ý đến những người khác, việc khác, ít có thời gian tiếp xúc và bày tỏ cảm xúc với nhau, dần dần sẽ trở nên vô cảm; thứ ba là do sự phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ và quá trình đô thị hóa, xã hội phát triển con người ta chỉ mải lo làm ăn, quan trọng vật chất hơn tình cảm, thời buổi công nghệ khiến con người ta ham mê đắm chìm trong công nghệ, ít dành thời gian trò chuyện và quan tâm lẫn nhau; cuối cùng vô cảm cũng chính do cách giáo dục của gia đình, bố mẹ mải làm không quan tâm con cái hay ép buộc, áp đặt con cái theo suy nghĩ của mình sẽ khiến các con trở nên vô cảm, bất mãn.

    Biểu hiện của căn bệnh vô cảm rất dễ nhận ra, đó là sự thờ ơ trước nỗi đau thương, mất mát của người khác, gặp người tai nạn giao thông cũng chỉ đứng nhìn dửng dưng không hề có ý định giúp đỡ. Thờ ơ trước những vấn đề của cộng đồng và xã hội, trong khi cộng đồng đang phát động chiến dịch dọn rác thì vẫn có những con người xả rác bừa bãi ra môi trường. Trước những chương trình từ thiện xã hội, tình nghĩa và ủng hộ như hiến máu cứu người, ủng hộ đồng bào lũ lụt, vẫn có những người không tham gia, coi đó không phải chuyện của mình. Tuy nhiên những biểu hiện vô cảm trên chưa đáng lo ngại bằng việc vô cảm trước những cái xấu, cái ác trong xã hội. Ở nơi công cộng nhìn thấy kẻ gian lấy trộm đồ nhưng không lên tiếng mà lẳng lặng bỏ đi, nhìn thấy người khác đánh rơi đồ nhưng không nhắc mà mặc kệ, khi lên xe thấy người trẻ không nhường chỗ cho người già nhưng không ý kiến. Hay trong môi trường học tập, nhìn thấy bạn gian lận trong thi cử, quay cóp và sử dụng tài liệu nhưng lại không tố cáo với giáo viên, chứng kiến bạn bè bị bạo hành ngay trong lớp học nhưng không gọi bảo vệ hay giáo viên tới mà còn cổ vũ, dùng điện thoại quay rồi tung lên mạng xã hội... Có thể thấy, bệnh vô cảm đã xâm nhập sâu trong cuộc sống của chúng ta, ngày càng hoành hành quái ác, gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cá nhân và cộng đồng. Bệnh vô cảm khiến cho con người mất đi tính nhân đạo, không có lương tâm, càng nhiều người vô cảm sẽ hình thành nên một xã hội vô cảm. Vì vô cảm mà con người ngày càng xa lánh nhau, thờ ơ và lạnh lùng với nhau, mất đi tính cộng đồng và sự kết nối giữa người với người. Một dân tộc không có sự gắn kết, đoàn kết giữa người dân với nhau sẽ là mục tiêu của kẻ thù xâm lược, không có sức mạnh nào lớn hơn đoàn kết, để có đoàn kết phải bài diệt trừ căn bệnh vô cảm.

    Mỗi chúng ta phải nhận thức được mối nguy hại mà căn bệnh vô cảm gây ra để từ đó tránh xa căn bệnh này. Bằng cách thực hành lối sống tích cực giúp đỡ mọi người, luôn củng cố tình yêu thương và sự quan tâm đối với mọi người, mọi vấn đề xung quanh. Tham gia nhiều hơn nữa các chương trình xã hội mang tính nhân văn cao như ủng hộ, từ thiện, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa... Hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh vô cảm trong xã hội của chúng ta.

      bởi Huất Lộc 08/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON