YOMEDIA
NONE

Nêu nhận xét về bi kịch cái chết của Chí Phèo

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Sáng tác của ông chủ yếu tập trung vào hai đề tài chính: Người trí thức bế tắc và người nông dân nghèo khổ. Trong đó nổi bật lên là chủ đề người nông dân nghèo.Về đề tài này, ông đã phản ánh trân thật cuộc sống tăm tối, cực nhục, bế tắc của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Điều đó đã thể hiện sâu sắc qua tác phẩm nổi tiếng "Chí Phèo" của ông. Tác phẩm khái quát một hiện tượng ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa để rồi bế tắc không lối thoát qua cái chết của Chí Phèo.

    Chí Phèo là một đứa con hoang, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Được dân làng Vũ Đại nhận nuôi, Chí lớn lên như cây cỏ, tuổi thơ đi hết ở nhà này lại đi ở nhà nọ, tuổi thanh niên ra sức làm thân trâu ngựa cho nhà Lí Kiến. Bấy giờ, Chí được xem là một người hiền lành, lương thiện, có ý thức về nhân phẩm, tự trọng. Nhưng chỉ vì chuyện ngờ ghen vớ vẩn, Lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù. Sau bẩy, tám năm biệt tích trở về làng, anh đã hoàn toàn biến đổi. Ngoại hình thật kinh tởm,cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết!

    Đang trượt dài trên con đường của sự tha hóa, tình cờ trong một lần say Chí Phèo đã gặp Thị Nở. Được Thị Nở yêu thương, chăm sóc, quan tâm, phần người trong Chí đã hồi sinh. Chí khát khao được trở lại làm người lương thiện, được xây dựng mái ấm với Thị Nở. Nhưng bà cô Thị Nở kiên quyết ngăn cản mối tình này nên Thị Nở đã cự tuyệt Chí Phèo. Bị Thị Nở cự tuyệt Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn, anh xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lại quyền sống làm một người lương thiện. Nhưng anh lại ý thức được một điều " anh không thể làm người lương thiện nữa". Vì thế Chí đã xông vào đâm chết Bá Kiến - kẻ thù đã cướp đoạt cuộc đời lương thiện của anh. Sau đó Chí tự sát vì không thể tiếp tục sống cuộc sống thú vật nữa. Chí đã chết trong tâm trạng bi kịch, đau đớn, phẫn uất, chết trong tiếng thét đòi quyền sống là một người lương thiện, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.

    Cái chết của Chí là một cái chết thảm khốc: Khi dân làng Vũ Đại kéo đến thì đã thấy Chí Phèo đang "giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi". Chí phèo trong nỗi uất ức nghẹn ngào đau đớn: "Mắt hắn trợn ngược, mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói không ra tiếng ở cổ hắn thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra".

    Cái chết của Chí thể hiện sự bế tắc cùng đường của kiếp người bị tha hóa biến chất sau khi đã thức tỉnh quyền làm người nhưng không tìm được con đường sống. Sự bế tắc cùng đường của Chí Phèo cũng là sự bế tắc của những người nông dân Việt Nam trước 1945. Cái chết của Chí cũng là biểu hiện cho sự bế tắc nói chung của văn học hiện thực phê phán trước 1945. Trước đây trong truyện ngắn "Lão Hạc" Nam Cao đã để cho người cha già ấy ăn bả chó để tự vẫn và thoát khỏi sự bế tắc, tuyệt vọng thì giờ đay Nam Cao cũng để Chí Phèo tự tìm đến cái chết để chấm dứt cuộc sống thú vị. Cái chết của Chí còn là sự tất yếu bởi lúc này thiên lương, nhân tính của Chí đã trở về, anh không thể tiếp tục tồn tại trong hình hài của con quỷ dữ. Hơn nữa nếu còn sống Chí Phèo sẽ phải tiếp tục đối mặt với Lí Cường - con trai Bá Kiến. Nếu Chí Phèo không tự kết liễu đời mình thì Lí Cường cũng không tha cho hắn. Chí thà tự tìm đến cái chết để bao vệ thiên lương, nhân tính còn hơn là phải chết trong tay bọn thống trị.

    Để Chí Phèo chết là một dụng ý nghệ thuật của Nam Cao để từ đó để làm sâu sắc hơn giá trị hiện thực của tác phẩm. Phải để Chí Phèo chết thì ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội của tác phẩm mới mạnh mẽ gay gắt (xã hội ấy không chỉ đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh tha hóa mà còn dồn họ đến mức đừng cùng khiên họ phải tự hủy diệt sự sống của mình). Để Chí Phèo chết cũng là một cách Nam Cao thể hiện chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo của mình. Nam Cao không nhẫn tâm nhìn Chí tiếp tục trượt dài trên con đường của sự tha hóa, chìm đắm trong kiếp sống của loài quỷ dữ. Vì thế cần phải tìm một cách để giải thoát cho Chí và để cho anh tự sát là cách duy nhất để giải thoát Chí khỏi kiếp sống tăm tối này. Một cuộc sống không ra sống thì chết chính là một sự giải thoát. Trong cuộc sống có những cái chết biểu hiện cho sự hèn nhát, bế tắc, yếu đuối. Nhưng cũng có cái chết lại là bước mở đầu cho sự sống mới, cho sự tháo cũi xổ lồng để giải thoát chính bản thân. Cái chết ấy còn là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với xã hội đầy bất công, định kiến thiếu tình người.

    Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện ở tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao với những người khốn khó. Tác giả phát hiện những phần sâu kín nhất trong tâm hồn của họ, những gì còn lại của tình người, sự khát khao hạnh phúc, ước muốn yêu thương, nhất là quyền được làm người lương thiện. Qua cái chết của Chí, Nam Cao muốn khẳng định một điều: Con người có khả năng chống trả sự tha hóa và chiến thắng sự tha hóa.

      bởi bach dang 12/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF