Cảm nhận của em sau khi đọc Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Trả lời (2)
-
"Người cầm quyền khôi phục uy quyền" trích trong tác phẩm "Những người khốn khổ" của Víc-to Huy-gô (1802 - 1885), nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch vĩ đại thuộc chủ nghĩa lãng mạn văn học Pháp trong thế kỉ XIX.
Đọc "Người cẩm quyền khôi phục uy quyền" nhân vật Gia-ve để lại cho ta bao nỗi hãi hùng. Qua cái nhìn, sự nghe thấy và ý nghĩ, cảm xúc của Phăng-tin, tác giả đã khắc hoạ tên mật thám này bằng những nét vẽ vô cùng sâu sắc, đầy ấn tượng.
Khi Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh, xung quanh có ông Ma-đơ-len và bà xơ, đó là những người nương tựa tinh thần của người đàn bà khốn khổ này, thì Gia-ve xuất hiện bất ngờ. Phăng-tin tưởng là hắn đến bắt chị nên chị đã "kêu lên hãi hùng". Cái mặt hắn "gớm ghiếc". Điệu bộ hắn "man rợ và điên cuồng". Tiếng của hắn "không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm". Cặp mắt của hắn nhìn "như cái móc sắt", thật kinh khủng, bởi vì cái nhìn ấy cách đây hai tháng đã "đi thấu vào đến tận xương tuỷ chị".
Phăng-tin sợ hãi "rùng mình" khi tên hung thần tiến vào giữa phòng và "hét lên": "Mày có đi không?". Chị cảm thấy "cả thế giới đang tiêu tan" khi tên mật thám nắm lấy cổ áo ông thị trưởng và ông thị trưởng cúi đầu. Khi Phăng-tin kêu cứu ông thị trưởng thì Gia-ve "phá cười lên", cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Cái cười ấy là tiếng gầm gừ của một chó điên, của một con thú dữ sắp vồ mồi! Thật lạnh lùng và ghê sợ khi ta nghe nhà cầm quyền khôi phục uy quyền khẳng định: "Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!"
Khi Giăng Van-giăng muốn "cầu xin" Gia-ve "một điều" thì hắn bảo phải gọi hắn là "ông thanh tra" và "phải nói to". Giăng Van-giăng xin Gia-ve "thư cho ba ngày" để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương đang nằm trên giường bệnh, thì hắn kêu lên: "Mày nói giỡn! Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế!... Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à!..". Khi Phăng-tin "run lên bần bật" cất tiếng kêu thương gọi Cô-dét, gọi bà xơ, gọi ông thị trưởng, thì Gia-ve như một con thú dữ bị trúng thương, hắn "giậm chân", hắn nhìn Phăng-tin "trừng trừng", hắn "túm một túm lấy cổ áo và ca-vát" của Giăng Van-giăng, hắn thô lỗ gọi chị Phăng-tin là "con đĩ", là "đồ khỉ", hắn ra lệnh bắt chị phải "câm họng". Với hắn thì không thể nào để tồn tại những nghịch cảnh nơi "cái xứ chó đểu", mà phải "thay đổi hết", không thể để nghịch cảnh "bọn tù khổ sai làm ông nọ bà kia, còn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng!" Dưới con mắt Gia-ve thì không thể có cái tên ông Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả, mà "chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng" mà hắn đã bắt được. Người cầm quyền, khôi phục uy quyền là thế!
Lời nói cử chỉ, hành động của tên hung thần Gia-ve đã làm cho Phăng-tin vô cùng kinh sợ, "chị thốt ra tiếng rên", răng đánh vào nhau "cầm cập", "chị bỗng ngã vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ"... tắt thở.
Tác giả đã tả cái chết của Phăng-tin để vạch trần bộ mặt độc ác, tàn nhẫn của con người thú — tên mật thám, tên thanh tra Gia-ve.
Trước phản ứng của Giăng Van-giăng như cây bàn tay của Gia-ve đang túm lấy cổ áo mình, nghiêm nghị cảnh cáo tội ác của hắn "đã giết chết" một người đàn bà tội nghiệp, thì hắn "phát khùng hét lên và hăm doạ". Nhưng trước hành động của ông thị trưởng "giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát", "cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng", thì tên hung thần cũng biết sợ, hắn "lùi ra phía cửa". Đúng là Gia-ve "run sợ", hắn sợ người tù khổ sai đập chết.
Cái chết bất đắc kì tử của Phăng-tin, phản ứng quyết liệt của Giăng Van-giăng, sự run sợ của Gia-ve là tình huống đầy kịch tinh, vừa bi thương, vừa hài hước, mang ít nhiều ý vị triết lí: những kẻ mất tính người, độc ác như thú dữ lại là những kẻ nhát gan nhất và sợ chết nhất! Đúng là Gia-ve sợ chết! Thật là hài hước và mỉa mai: nhà cầm quyền đang hung hăng khôi phục uy quyền thì bất ngờ bị tước mất uy quyền!
Hình ảnh Gia-ve "tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Giăng Van-giăng" khác nào một con chó dữ bị đánh cụp đuôi vẫn không buông mồi!
Sau khi hạ uy thế Gia-ve, Giăng Van-giăng đã dành tất cả tâm hồn mình cho người đàn bà khốn khổ vừa mới chết. Ông "tì khuỷu tay lên thành giường", ông "đỡ lấy trán" bằng bàn tay, ông ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Một nỗi thương xót khôn tả, biểu lộ trong nét mặt và dáng điệu của ông. Ông yên lặng ngồi trước thi thể người đàn bà xấu số. Một lúc sau, trong trạng thái "mơ màng", ông "cúi ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin". Những tiếng thì thầm ấy là những lời xót thương.
Cảnh tình cảm động ấy đã được bà xơ Xem-pli-xơ chứng kiến. Và sau này bà thường kể lại rằng "lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết".
Tình thương của Giăng Van-giăng thật mênh mông và bao la. Cử chỉ của ông thật trang trọng, thành kính và đầy thương xót. Ông "lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con". Giăng Van-giăng thắt lại dây rút cổ áo, vén gọn mớ tóc rồi vuốt mắt cho chị. cử chỉ xót thương và tấm lòng nhân ái của Giăng Van-giăng đã làm cho gương mặt Phăng-tin "như sáng rỡ lên một cách lạ thường".
Huy-gô viết: "Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại". Phải chăng bầu ánh sáng vĩ đại ấy là tình nhân ái bao la, mênh mông của đồng loại, của những người tù khổ sai như Giăng Van-giăng trong cuộc đời.
Cái cử chỉ cuối cùng của Giăng Van-giăng đối với người đàn bà xấu số, tội nghiệp thật vô cùng cảm động. Ông đã quỳ xuống trước hai bàn tay buông thõng ngoài giường của Phăng-tin, "nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn". Ta khẽ hỏi: Đã mấy ai trong cõi đời xưa nay có cách ứng xử đầy tình thương như người tù khổ sai này?
Câu chuyện được kể trong "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" cho thấy bút pháp tự sự đặc sắc của Huy-gô. Các nhà văn của trào lưu lãng mạn, cũng như Huy-gô sử dụng biện pháp tương phản và phóng đại một cách tài tình khi miêu tả nhân vật và biểu hiện sự vật. Gia-ve và Giăng Van-giăng là hai bức họa tương phản và phóng đại đầy ấn tượng làm nổi bật ánh sáng và bóng tối, lòng nhân ái và sự độc ác, tình người và bản năng thú dữ. Những so sánh, những ẩn dụ được tác giả sử dụng sắc nét, tài tình. Nhân vật Giăng Van-giăng và cái chết của Phăng-tin đã làm cho trang văn của Huy-gô dào dạt cảm hứng nhân văn; chứa chan tinh thần nhân đạo.
bởi Quynh Nhu 24/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vích to Huy Gô là nhà thiên tài vĩ đại của thế giới, các tác phẩm của ông mang giá trị to lớn của mọi thời đại, từ xưa đến nay mọi người biết đến ông với tư cách ông là một nhà văn với một sự hiểu biết rộng lớn và có trí thông minh vô thường, nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông đó là tác phẩm Nhà cầm quyền khôi phục uy quyền.
Trong bài đã phản chiếu những nhân vật có số phận và tính cách hoàn toàn trái ngược nhau, như của Gia-ve và Giăng van giăng, cách miêu tả tính cách nhân vật cụ thể và nó lột tả được rất chi tiết những hình ảnh mang giá trị của một bài văn, trong nhân vật Gia Ve chúng ta thấy nhiều những chi tiết phản ánh được nhân vật này là một người man rợ, với những chi tiết được bộc lộ rõ trong bài đó là những tiếng nói tiếng cười, và tiếng hét đối với những người đàn bà khốn khổ, chi tiết “Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên: thế mày ! mày có đi không?”. Điều đó đã làm cho người đàn bà khốn khổ lo sợ và run rẩy. Những hành động của hắn đã mang những nét ghê rợ của kẻ cầm thú, với điệu cười khoe cả hàm răng, những chi tiết này được tác giả mô tả rất cụ thể và chi tiết nó phản ánh mạnh mẽ được tầm triết lý trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.
Đối lập với nhân vật Gia ve là nhân vật Giăng Van Giăng, có thể thấy rằng ông là một người có vẻ điềm tĩnh và hết lòng vì Phăng Tin, trong đoạn đầu, đây là những chi tiết miêu tả khi ông vẫn còn những quyền lực trong tay nhưng mọi hành động và lời cầu xin của ông chúng ta thấy xuất hiện trong đoạn văn đầu là đều vì Phăng Tin, có thể thấy ông đã hành động đến khi Phăng Tin chết…Giăng Van Giăng cũng là là người vô cùng cứng rắn ông không sợ hãi gì Gia Ve.. những hành động cương quyết và tự tin giao tiếp của ông đã thể hiện mạnh mẽ được điều đó. Tất cả nó đều hàm chứa sâu sắc trong lòng của tác giả khi miêu tả sự đối lập giữa hai nhân vật với những tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Giá trị của tác phẩm để lại cho nhân loại là nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng phong phú.
Với những hình ảnh mà tác giả sử dụng để so sánh và ẩn dụ khi nói về sự đối lập giữa hai nhân vật này cũng phản ánh được phần lớn giá trị to lớn của tác phẩm, Gia Ve với những hình ảnh được miêu tả ở trên cười thì hở cả hàm răng, với những động tác quát tháo, chúng ta có thể thấy hắn giống như một loài cầm thú, một con thú dữ đang tồn tại. Và nghệ thuật đối lập đã phản chiếu mạnh mẽ hai nhân vật này với những tính cách đối lập nhau, Giăng Van Giăng một người luôn biết yêu thương, và quan tâm đến người khác… đây là một con người có trái tim to lớn mạnh mẽ và tấm lòng nhân hậu vô cùng sâu sắc, giá trị của nó để lại cho cuộc đời này là những điều mang tầm ý nghĩa to lớn và giá trị nhất. Cuộc sống của ông được miêu tả để cứu giúp và yêu thương mọi người xung quanh, ông biết yêu thương mọi người từ những hình ảnh nhỏ bé nhất, trong đoạn đầu khi ông là một người cầm quyền trong tay ông vẫn luôn luôn biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.
Khi diễn biến tâm trạng nhân vật đang lên điểm cao trào, nó làm cho người đọc cảm thấy hứng thú với những tâm lý tiếp theo, nhân vật này đang bị cuốn theo những vòng xoáy của cuộc sống. Đoạn tiếp theo của bài đã miêu tả giai đoạn ông lâm vào tình trạng khốn khổ nhất của cuộc sống, nhưng không vì thế mà ông mất đi giá trị cao đẹp của mình, hàng loạt những chi tiết miêu tả điều này, ông luôn biết bảo vệ những người khốn khổ, những người có số phận bất hạnh.
Trong hoàn cảnh sống khốn khổ, nhưng tình thương của Giăng Van Giăng vẫn được hiện lên rất sinh động, trong không gian tối tăm của những con người rơi vào tình trạng khổ đau đó là hàng loạt những con người luôn biết yêu thương và làm nên những kì tích giúp đỡ mọi người xung quanh, trong trái tim của ông Giăng Van Giăng nó đã phản chiếu mạnh mẽ được nhịp sống trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã phản ánh phần nào những điều có giá trị mạnh mẽ và hào nhoáng nhất trong cuộc đời của nhân vật.
Trong một cuộc sống luôn có những bất công và cả những điều bất hạnh nhất, nó phản ánh mạnh mẽ được tấm gương của đời sống tinh thần, trong cái xấu xa tuyệt vọng, những sự phản chiếu mạnh mẽ của tâm hồn con người đủ để mọi người thấu hiểu và cảm thông cho những nhân vật bất hạnh. Sự đối lập giữa các nhân vật làm cho chúng ta hiểu được một điều đó là trong cuộc sống dù có bất công và hàm chứa những điều xấu xa nhưng nó vẫn tồn tại trong đó là những con người luôn luôn biết yêu thương và làm nên những kì tích giúp đỡ mọi người, những con người đó để lại bao nhiêu tình thương sự tôn trọng của mọi người đối với chính mình.
Trong câu chuyện hiện lên những chi tiết mang đậm giá trị tương phản của câu chuyện với những diễn biến sâu sắc và mang đậm ý nghĩa nhất. Trong những hình ảnh được phản ánh trong bài thì nhân vật Gia Ve đã hiện lên với bản chất của một con thú dữ. Trước cái chết của Phăng Tin thì hắn còn tỏ ra mình là một người vô tội, và quay sang quát mắng Giăng Van Giăng là giết chết Phăng Tin nhưng thực chất bên trong chính hắn mới là thủ phạm, thật đáng khinh bỉ và phê phán kiểu nhân vật này.
Nhưng trước những lời đó của Gia Ve, thì Giăng Van Giăng vẫn không hề sợ hãi mà còn lý giải điều đó một cách rất mãnh liệt, có thể thấy rằng, đây là một nhân vật lý tưởng mà tác giả xây dựng để phản chiếu mạnh mẽ được những nhân vật mang đậm giá trị cốt lõi của toàn bộ tác phẩm, những dấu ấn mạnh mẽ đã phản chiếu rất nhiều những hình tượng mang đậm giá trị sâu sắc của mỗi thời đại khi con người đang phải sống giữa cái ác và cái xấu, nó để cho tâm hồn chúng ta thấu hiểu và vượt qua những nỗi sợ hãi của cuộc sống nhiều nhất.
Cuối chuyện cái chết của Phăng Tin là một sự thật đau thương và nó cũng dùng để tố cáo những con người độc ác không có nhân tính, con người khốn khổ đang phải chịu những nghiệt ngã và đau đớn nhất, nhưng chi tiết làm cho mỗi chúng ta cảm thấy được an ủi phần nào về nhân vật này, khi sắp chết trước lời nói của Giăng Van Giăng trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng Tin vẫn nở lên những nụ cười, đây có lẽ là nụ cười hạnh phúc của sự sống, khi trong lúc tuyệt vọng và cuối cùng của cuộc đời niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhất vẫn đang được hé lộ, nó phản chiếu được tấm gương sáng về tinh thần của những con người khốn khổ.
bởi can chu 24/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời