YOMEDIA
NONE

Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao?

Đọc - hiểu đoạn trích sau: 

"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? của tác giả nào? mô tả cảnh tượng gì ? 

Câu 2: Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 

Câu 3: Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 1: 

    Đoạn văn trên trích trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Đoạn trích miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ người quản ngục.

    Câu 2: Cảnh tượng cho chữ, xin chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" bởi sự hàm chứa những yếu tố tương phản đầy ấn tượng:

    - Sự tương phản trong tình huống sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ lại là một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích. Thể hiện nghệ thuật là cái đẹp bất tử mà trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không thể ngăn cản nổi niềm đam me với nghệ thuật. Ngay cả khi trong tù ngục thì niềm đam mê với nghệ thuật vẫn không hề thay đổi.

    - Sự tương phản xuất hiện trong hoàn cảnh sáng tạo nghệ thuật. Thường thì người nghệ sĩ thư pháp sẽ viết chữ ở thư phòng sạch, cao khiết với hương trầm...; nhưng nay Huấn Cao cho chữ quản ngục trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Sự tương phản thể hiện sự khắc nghiệt của hoàn cảnh nhưng qua đó cho thấy được ý chí phi thường của những con người yêu cái đẹp.

    - Sự tương phản trong vị thế của người tù ngục và người coi tù: Người tù trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn uy nghi, đàng hoàng, hiên ngang, đĩnh đạc viết chữ, cho chữ và dạy bảo, khuyên nhủ nhưng người coi tù thì run run... khúm núm; thậm chí nghẹn ngào khóc ... vái người tù một vái. Trật tự nơi đây đã bị đảo lộn khi tình yêu nghệ thuật lên ngôi. Người xin chữ, người chiêm ngưỡng và may mắn được tiếp nhận cái đẹp của nghệ thuật, thiên lương. Một trật tự mới giữa người cho chữ và nhận chữ được thiết lập theo tiêu chí của cái đẹp, cái thiện.

    Câu 3: 

    - Lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục cho thấy quan điểm tiến bộ của nghệ thuật về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, không thể chiêm ngưỡng cái đẹp ở nơi ngự trị của cái ác, không thể hướng tới cái đẹp cao cả ở chốn mà thiên lương khó giữ cho lành vững.Trước khi đến với cái đẹp của nghệ thuật phải giữ trọn cái đẹp của thiên lương, cái đẹp không tách rời cái thiện.

    - Cử chỉ, thái độ và lời nói quản ngục với Huấn Cao là một minh chứng rõ nét cho thấy sức mạnh cảm hóa của cái đẹp, như sự khẳng định của một nhà văn nước ngoài: Cái đẹp sẽ cứu thế giới.

      bởi Quế Anh 21/11/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF