YOMEDIA
NONE

Cái ngông trong văn chương trung đại, qua các văn bản đã học được thể hiện như thế nào (qua văn bản Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, Hầu trời)?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

    • Nguyễn Công Trứ: đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng... khen chê phơi phới ngọn đông phong...Nguyễn Công Trứ, từ cuốì thế kỷ XIX đã mang cái tài và cái tình của mình ra để chơi ngông với thiên hạ. Từ “ngất ngưởng” được sử dụng rất đắt như chỉ để dành riêng cho Nguyễn Công Trứ, đem vào cuộc đời ông, nó chỉ phong cách sống vượt ra ngoài khuôn phép, không chấp nhận bất cứ một sự áp đặt nào; nó nói hết được tài năng, phong cách sống và quan niệm về nhân sinh của ông.
    • Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): Huấn Cao ngông trong tù, khoảnh, ít chịu cho chữ ai, coi thường quản ngục, coi thường cái chết, nhận ra người tốt sẵn sàng cho chữ... Quản ngục cũng ngông theo cách của ông ta khi dám liều xin chữ Huấn Cao. Với Nguyễn Tuân, cái ngông cũng trở thành một đặc trưng trong phong cách.  Ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân cũng tiêu biểu cho quan niệm về cái đẹp, về một cách chơi ngông. Nguyễn Tuân không chấp nhận những sự bình thường. Cái đẹp trong sáng tác của ông phải luôn được đẩy lên thành nghệ thuật. Tất cả đều được đẩy lên thành nghệ thuật với tất cả sự tinh xảo thể hiện thú chơi đẹp, một cách ứng xử đẹp, một nhân cách đẹp.
    • Trong Hầu Trời: Đọc thơ cho Trời và tiên nghe, tự hào về tài thơ văn của mình, về nguồn gốc quê hương đất nước của mình, về sứ mạng vẻ vang đi khơi dậy cho cái thiên lương của mọi người bằng thơ văn.). Cái Ngông của Tản Đà là cái ngông của một người chìm đắn trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về sự đổi thay, say để mộng, mộng để mà ngông với người đời bởi chính cái ngông ấy.

    -> Họ gặp nhau ở một điểm cơ bản mà nếu như thiếu nó thì sẽ không thể “ngông” được đó là cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính mình. Họ làm nên những phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, những ấn tượng đặc biệt, không thể nào phai trong lòng người đọc về một sự ngông không giông ai và cũng không thể có ai giống được. Và với Nguyễn Công Trứ, với Tản Đà, với Nguyễn Tuân,... “ngông” đã trở thành một khái niệm đặc biệt, quen thuộc và không thể thiếu trong nền thơ ca Việt Nam.

      bởi Lam Van 19/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF