YOMEDIA
NONE

Bình luận ý kiến sau đây của triết học gia Hi Lạp Đê – nông (364-254 TCN): ” Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bình luận ý kiến sau đây của triết học gia Hi Lạp Đê – nông (364-254 TCN): ” Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Con người ta sinh ra, ai cũng có một bản năng cũng như nhu cầu vô cùng bình thường, đó là nói chuyện và nghe người khác nói. Những điều này được gọi chung là giao tiếp, ứng xử của con người. Nhưng giao tiếp ứng xử sao cho đúng thì chưa hẳn ai cũng làm được. Như nhà triết học Hi Lạp Đê- nông đã từng nói: “ Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn.”

    Tại sao Đê- nông lại nói như vậy để nhắc nhở chúng ta? Và tại sao lại phải nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Khi chúng ta nói và nghe, đó là phương thức đơn giản nhất để trao đổi thông tin giữa con người với nhau. Tất cả mọi tâm tư, suy nghĩ, tình cảm đều có thể được biểu đạt bằng phương thức này. Theo lẽ thường, khi một người nói phải có người nghe, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi thấy người khác biểu đạt ý kiến, chúng ta nên dừng lại và lắng nghe người ta trình bày quan điểm của mình. Khi nói, ta không nên nói quá to, không nên khua tay múa chân trước mặt người đối diện. Ta nên nhìn thẳng vào người đối diện, với nét mặt nhẹ nhàng, tươi vui, không nên có những biểu hiện khó chịu, khiếm nhã khiến người nghe cảm thấy không thoải mái. Nói những điều mình biết, mình hiểu, không nên khoa trương, khoác lác mà nói một cách chân thành, mộc mạc. Khi giao tiếp, người ta sẽ chú ý đến cách người đối diện giao tiếp, lắng nghe để đánh giá người đó. Vì vậy, ta cũng cần phải biết cách lắng nghe người khác khi họ đang trình bày một vấn đề cho chúng ta. Phải chú ý lắng nghe, rồi sau đó suy nghĩ, tìm hiểu xem người ta đang nói điều gì để rút ra được mấu chốt của vấn đề.

    Việc lắng nghe rất quan trọng trong giao tiếp. Lắng nghe giúp chúng ta tiếp thu được những điều mà người khác nói, đó có thể là vấn đề mà ta quan tâm, ta chưa biết, nghe người khác nói sẽ giúp ta thấu hiểu vấn đề một cách sâu xa nhất. Nhưng ta cũng phải lắng nghe có chọn lọc và thông minh. Không phải người khác nói điều gì dù sai hay đúng ta cũng phải nghe. Ta nghe để biết nếu họ đang nói điều sai, hoặc có những cử chỉ không đúng mực, ta có thể góp ý để họ tốt hơn, không trở thành người bất lịch sự. Ngược lại nếu người ta đang nói những điều đúng đắn, việc lắng nghe sẽ giúp ích cho ta rất nhiề điều trong cuộc sống.

    Trong mọi trường hợp, khi giao tiếp ta cần phải chủ động tìm hiểu, phân tích vấn đề để tìm ra giá trị của câu chuyện người đối diện đang nói với mình. Chúng ta nên nói những điều ta biết, và lắng nghe những điều ta chưa hiểu, chưa nắm rõ, chưa biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ta cũng cần phải sống thật, cũng như chia sẻ những điều ta biết với mọi người. Sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau sẽ giúp cho tất cả chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, mở rộng đhược tri thức cũng như những mối quan hệ trong cuộc sống.

      bởi can tu 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON