Trình bày sự ra đời của nhà nước Âu Lạc?
Trình bày sự ra đời của nhà nước Âu Lạc ?
Trả lời (4)
-
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
bởi Thánh Gia Gia Đình 13/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nước Âu Lạc ra đời
Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Thục Phán, nhân đó, năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội).
Bây giờ Phong Khê đã là một vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nối với sông Hồng ở mạn Nam và nối với sông cầu ở mạn Bắc.
Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với trước. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng, cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Các làng, chạ vẫn do Bồ chính cai quản. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỉ độc lập thời Hùng Vương, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
Chúc cậu học vui vẻ ^^ Nhớ tick mình
bởi Anh Pham 13/01/2019Like (1) Báo cáo sai phạm -
Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lăng của quân Tần xảy ra ồ ạt. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời khoảng đầu thế kỷ III tr.CN.
Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.
Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước vàlà đầu mối của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng, rồi toả đi các nơi, theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả hoặc xuôi sông Cầu qua sông Thương, sông Lục Nam lên vùng rừng núi Đông Bắc v.v...
Thành Cổ Loa gồm có 3 vòng thành chính khép kín (thành nội, thành trung, thành ngoại). Thành nội (vòng trong cùng) hình chữ nhật, có chu vi 1650 mét, cao khoảng 5 mét, mặt thành rộng từ 6 đến 12 mét, chân rộng từ 20 đến 30 mét. Thành nội chỉ có 1 cửa thành. Trên mặt thành có 18 ụ đất nhô ra ngoài để làm vọng gác. Những vọng gác này được đắp cao hơn mặt thành từ 1 mét đến 2 mét. Thành trung có 5 cửa. Ở đây cũng có một số ụ đất đắp cao hơn để làm vọng gác. Thành ngoại (vòng ngoài cùng) dài 8 km, cao từ 4 đến 9 mét. Chân thành rộng từ 12-20 mét. Thành có 3 cửa ra vào. Cả 3 vòng thành đều có hào ở phía ngoài. Cả ba hào được nối liền với nhau và nối với sông Hoàng để bảo đảm quanh năm đều có nước, và làm tăng thêm sự hiểm yếu của Kinh thành Cổ Loa. Giữa các vòng thành và phía ngoài thành ngoại có nhiều ụ đất và luỹ chắc chắn.
Với vị trí kiên cố và lợi hại đó, thành Cổ Loa đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống các cuộc xâm lược của quân Triệu (trước năm 179 tr.CN).
Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm tr.CN. Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang-Âu Lạc tiến hành khai hoang, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm và các hoạt động khác. Cũng từ đó, người Việt cổ bấy giờ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử, tâm lý, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc.
Về đời sống vật chất, thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy. Nhiều tài liệu đã ghi lại sự việc trên. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Rất nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn.
Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang-Âu Lạc còn sử dụng các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ, rau quả. Lúc thiếu thốn người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng.
Thức ăn cũng khá phong phú gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu…). Thức ăn được chế biến bằng nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống…). Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm ở mỗi nhà (trâu, bò, lợn, gà, chó…). Trong số đồ ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang –Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt… Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ thực phong phú, đa dạng, rất giàu chất bột, chất đạm và nhiều chất bổ khác, trong đó lúa gạo là chính. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, cũng là một biểu hiện của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ.
Thời Hùng Vương, người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ, riềng, tỏi.
Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ bấy giờ phải kể đến tục uống rượu và ăn trầu. Rượu được nhắc nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian. Người Văn Lang có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau được tìm thấy ở Đông Sơn.
Trang phục của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của người Việt cổ. Do nghề dệt rất phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quấn kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Nhiều tượng người đàn ông thổi khèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng người mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu.
Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: Có mũ lông chim, váy xoè kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (Khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay, vòng ống chân bằng đá, đồng). Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Mặt khác, sự phong phú và dùng phổ biến nhiều loại đồ trang sức đẹp cũng chứng tỏ đời sống vật chất cư dân Văn Lang-Âu Lạc được nâng cao rõ rệt. Về đầu tóc của người bấy giờ có 4 kiểu: Kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và quấn tóc ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến ngang lưng để xõa khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc, hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau.
Có thể nghĩ rằng, kiểu tóc cắt ngắn buông xõa sau lưng và búi tóc cao là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người thời Văn Lang.
Nhà ở có nhiều kiểu cách như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rũ xuống như mái tranh đến tận sàn, có cầu thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ, chạ, chiềng.
Trong sinh hoạt gia đình, các vật dụng rất phong phú gồm rất nhiều loại khác nhau như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ đựng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ bầu v.v…
Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè trên các con sông, rạch. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.bởi Đinh Trí Dũng 13/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lăng của quân Tần xảy ra ồ ạt. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời khoảng đầu thế kỷ III tr.CN.
Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.
Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước vàlà đầu mối của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng, rồi toả đi các nơi, theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả hoặc xuôi sông Cầu qua sông Thương, sông Lục Nam lên vùng rừng núi Đông Bắc v.v...
Thành Cổ Loa gồm có 3 vòng thành chính khép kín (thành nội, thành trung, thành ngoại). Thành nội (vòng trong cùng) hình chữ nhật, có chu vi 1650 mét, cao khoảng 5 mét, mặt thành rộng từ 6 đến 12 mét, chân rộng từ 20 đến 30 mét. Thành nội chỉ có 1 cửa thành. Trên mặt thành có 18 ụ đất nhô ra ngoài để làm vọng gác. Những vọng gác này được đắp cao hơn mặt thành từ 1 mét đến 2 mét. Thành trung có 5 cửa. Ở đây cũng có một số ụ đất đắp cao hơn để làm vọng gác. Thành ngoại (vòng ngoài cùng) dài 8 km, cao từ 4 đến 9 mét. Chân thành rộng từ 12-20 mét. Thành có 3 cửa ra vào. Cả 3 vòng thành đều có hào ở phía ngoài. Cả ba hào được nối liền với nhau và nối với sông Hoàng để bảo đảm quanh năm đều có nước, và làm tăng thêm sự hiểm yếu của Kinh thành Cổ Loa. Giữa các vòng thành và phía ngoài thành ngoại có nhiều ụ đất và luỹ chắc chắn.
Với vị trí kiên cố và lợi hại đó, thành Cổ Loa đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống các cuộc xâm lược của quân Triệu (trước năm 179 tr.CN).
Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm tr.CN. Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang-Âu Lạc tiến hành khai hoang, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm và các hoạt động khác. Cũng từ đó, người Việt cổ bấy giờ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử, tâm lý, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc.
Về đời sống vật chất, thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy. Nhiều tài liệu đã ghi lại sự việc trên. Sách Lĩnh nam chích quáighi rằng ở thời Hùng Vương sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Rất nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn.
Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang-Âu Lạc còn sử dụng các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ, rau quả. Lúc thiếu thốn người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng.
Thức ăn cũng khá phong phú gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu…). Thức ăn được chế biến bằng nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống…). Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm ở mỗi nhà (trâu, bò, lợn, gà, chó…). Trong số đồ ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang –Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt… Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ thực phong phú, đa dạng, rất giàu chất bột, chất đạm và nhiều chất bổ khác, trong đó lúa gạo là chính. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, cũng là một biểu hiện của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ.
Thời Hùng Vương, người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ, riềng, tỏi.
Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ bấy giờ phải kể đến tục uống rượu và ăn trầu. Rượu được nhắc nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian. Người Văn Lang có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau được tìm thấy ở Đông Sơn.
Trang phục của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của người Việt cổ. Do nghề dệt rất phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quấn kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Nhiều tượng người đàn ông thổi khèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng người mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu.
Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: Có mũ lông chim, váy xoè kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (Khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay, vòng ống chân bằng đá, đồng). Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Mặt khác, sự phong phú và dùng phổ biến nhiều loại đồ trang sức đẹp cũng chứng tỏ đời sống vật chất cư dân Văn Lang-Âu Lạc được nâng cao rõ rệt. Về đầu tóc của người bấy giờ có 4 kiểu: Kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và quấn tóc ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến ngang lưng để xõa khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc, hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau.
Có thể nghĩ rằng, kiểu tóc cắt ngắn buông xõa sau lưng và búi tóc cao là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người thời Văn Lang.
Nhà ở có nhiều kiểu cách như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rũ xuống như mái tranh đến tận sàn, có cầu thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ, chạ, chiềng.
Trong sinh hoạt gia đình, các vật dụng rất phong phú gồm rất nhiều loại khác nhau như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ đựng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ bầu v.v…
Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè trên các con sông, rạch. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.bởi Vua Ảo Tưởng 06/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam
21/12/2022 | 0 Trả lời