YOMEDIA
NONE

Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng?

Các bạn cho mình hỏi:

Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng. Vì sao thất bại?

Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Câu 3: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?

Câu 4: Nền văn hóa nước ta từ thế kỉ I đến VI có gì mới?

Câu 5: Vì sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán?

Câu 6: Trình bày nền kinh tế, văn hóa của Cham-pa

Mong các bạn gửi câu trả lời sớm.

Mình xin cảm ơn

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 1 :

    Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :
    - Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
    - Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...
    Thất bại : do quân Hán quá mạnh , quân ta ko thể chống cự lại

    Câu 2 :


    - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
    - Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
    + Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
    + Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

    Câu 3 :

    Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
    Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
    Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

    Câu 4 :
    Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I - VI:
    - Xuất hiện các trường học dạy chữ Hán.
    - Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được truyền bá.
    - Phong tục, tập quán của người Hán được du nhập.
    Câu 5 :
    Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
    - Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
    -Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
    Câu 6 :

    Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :

    - Kinh tế : chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Ngoài nông nghiệp thì các nghề thủ công như dệt, đóng gạch, xây dựng tháp, khai thác lâm thủy sản khá phát triển.

    - Văn hoá : từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo. Người Chăm có tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.

    - Xã hội : được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì.

      bởi le cong minh tammaulua1234 22/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON