YOMEDIA
NONE

Nêu diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng?

Câu 1:

Nêu diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa 2 bà trưng ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ?

Câu 2 :

Từ thế kỉ I - VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã đề ra những chính sách gì để cai trị nhân dân ta ? Chúng thực hiện được hay không ? Vì sao ?

Câu 3 :

Để chiến thắng được quân Nam Hán, Ngô Quyền chuẩn bị như thế nào ? Trận chiến trên sông Bạch Đằng có ý nghĩa gì với dân tộc ? Em có suy nghĩ gì về chiến thắng vang dội đó ?

* Mong các bạn sẽ trả lời nhanh giúp mk !!!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 1:

    Nêu diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa 2 bà trưng ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ?

    Diễn biến:

    - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây). Nghĩa quân được hào kiệt và nhân dân khắp nơi ủng hộ, nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định bỏ thành, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.

    Kết quả:

    Khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

    Nguyên nhân thắng lợi:

    - Sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng

    - Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

    - Ý chí bảo vệ độc lập dân tộc

    Câu 2 :

    Từ thế kỉ I - VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã đề ra những chính sách gì để cai trị nhân dân ta ? Chúng thực hiện được hay không ? Vì sao ?

    - Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

    - Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

    - Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

    ➜ Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

    Câu này mik tách ý ra nhé

    Câu 3 :

    Để chiến thắng được quân Nam Hán, Ngô Quyền chuẩn bị như thế nào ?

    Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
    Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
    Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
    Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
    Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
    Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
    Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    Trận chiến trên sông Bạch Đằng có ý nghĩa gì với dân tộc ?Em có suy nghĩ gì về chiến thắng vang dội đó ?

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

      bởi C.T.Huyền Trang 04/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON