YOMEDIA
NONE

Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta?

Phần 1: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là:

A- Đàn áp khủng bố nhân dân ta B- Thuế khoá nặng nề

C- Đồng hoá nhân dân ta D- Cống nạp sản vật quý

Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là:

A. Kiến trúc đền tháp

B. Kiến trúc chùa chiền

C. Kiến trúc nhà ở

D. Kiến trúc đền làng

Câu 3: Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm

vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt” Bà là :

A. Trưng Trắc. C. Trưng Nhị

B. Triệu Thị Trinh D. Bùi Thị Xuân

Câu 4: Dạ Trạch Vương là ai:

A. Lý Nam Đế

B. Lý Phật Tử

C. Triệu Quang Phục

D. Lý Thiên Bảo

Câu 5: Lí Bí lên ngôi hoàng đế vào năm:

A. 542. B. 543. C. 544. D.545.

Câu 6. Kinh đô nước ta thời Trưng Vương là:

A. Cổ Loa B. Thăng Long C. Phong Khê D. Mê Linh

Phần 2: TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 7: (3 điểm) Lí Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi?Những việc làm đó có

ý nghĩa gì?

Câu 8: (1,5 điểm) Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho

chúng ta những gì?

Câu 9: (2,5 điểm) Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Vì sao

nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 7.

    Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai
    ban văn, võ.
    - Qua việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế, ta thấy được Lý Bí muốn khẳng định rằng đất nước ta ngang hàng với Trung Quốc, là một nước độc lập, tự chủ, không phụ thuộc, không phải một tỉnh thuộc Trung Quốc.

    - Qua việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, thể hiện ước muốn của Lý Bí về một đất nước sẽ luôn tồn tại, hòa bình muôn đời, quốc thái dân an.
    8.Tổ tiên ta đã để lại cho ta:
    1. Lòng yêu nước.
    2. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì nền độc lập của đất nước.
    3. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc.
    9. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
    - Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
    - Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
    Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
    Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.haha


      bởi Hoàng Yến Trần 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF