Nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp với Việt Nam.
Trả lời (2)
-
* Về kinh tế:
- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
bởi Mai Thanh Xuân 23/04/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
* Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế :
+ Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.
+ Công nghiệp: khai thác than, kim loại.
+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.
* Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.
bởi Lê Nhu 24/04/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại vì sao năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Quá trình phát xít hoá ở Đức diễn ra như thế nào
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu tác động của chính sách chính phủ Hít - le (1933-1939)
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cách mạng tháng 10 Nga thành công có tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam.
Giúp mình với huhu!! Mình cảm ơn rất nhiều
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! thành tựu của liên xô qua hai kế hoạch 5 năm. nêu nhận xét
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
07/01/2023 | 1 Trả lời
-
19/02/2023 | 0 Trả lời
-
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. Nhân dân ta kiên quyết đánh Pháp, thực hiện "vườn không nhà trống".
B. Quân triều đình kiên quyết đánh giặc.
C. Triều đình Huế phối hợp với nhân dân Đà Nẵng kiên quyết đánh đuổi giặc Pháp đến cùng.
D. Sự ủng hộ về người, vũ khí, lương thực của các địa phương khác cho Đà Nẵng.
18/04/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1. Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới do chủ nghĩa phát xít gây ra, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ
A. liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.
B. ủng hộ, giúp đỡ các nước bị phát xít xâm lược.
C. kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
D. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
Câu 2. Ba nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Anh, Pháp
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã
A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
B. mở ra thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản.
C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
D. giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.
D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919) đến tình hình Trung Quốc?
A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.
B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.
C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.
D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc.
Câu 6. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?
A. Tẩy chay hàng hóa Anh.
B. Biểu tình hòa bình.
C. Bãi thị, bãi khóa.
D. Khởi nghĩa vũ trang.
Câu 7. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918-1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là
A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B. có hình thức đấu tranh phong phú.
C. có sự ra đời của một chính đảng vô sản.
D. diễn ra trên quy mô rộng khắp.
Câu 8. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Công nghiệp thuộc địa phát triển, đủ sức cạnh tranh với chính quốc.
B. Quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.
D. Nền kinh tế thuộc địa phát triền cân đối và đồng bộ giữa các ngành.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?
A. Tư sản. B. Công nhân.
C. Địa chủ. D. Nông dân.
Câu 10. Điểm mới trong phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. khuynh hướng vô sản xuất hiện.
B. khuynh hướng tư sản xuất hiện.
C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế.
D. khuynh hướng tư sản hoàn toàn thắng thế.
22/04/2023 | 0 Trả lời
-
1. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.
2. Thách thức nào lớn nhất của tư bản hiện đại, vì sao?
3. Nêu nhận thức về tư bản chủ nghĩa hiện đại
18/10/2023 | 0 Trả lời
-
Về cách mạn tháng 10 Nga năm 1917
24/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam?
09/11/2023 | 1 Trả lời
-
Sự phát triển của Văn học trong các thế kỉ XVIII - XIX
11/01/2024 | 1 Trả lời
-
Trình bày ngắn hoàn cảnh nội dung kết quả ý nghĩ Cải cách Hồ Quý Ly.
12/03/2024 | 1 Trả lời
-
Giới thiệu về công trình thành nhà Hồ và các giá trị lịch sử văn hóa kiến trúc của công trình.
24/03/2024 | 1 Trả lời