Chính sách đối ngoại của ba lực lượng Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước chiến tranh thế giới thứ hai?
Trình bày chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Trả lời (1)
-
Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:
- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.
- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.
- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.
* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:
- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.
- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.
- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.
- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.
bởi nguyen trang 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại vì sao năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Quá trình phát xít hoá ở Đức diễn ra như thế nào
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu tác động của chính sách chính phủ Hít - le (1933-1939)
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cách mạng tháng 10 Nga thành công có tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam.
Giúp mình với huhu!! Mình cảm ơn rất nhiều
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! thành tựu của liên xô qua hai kế hoạch 5 năm. nêu nhận xét
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
07/01/2023 | 1 Trả lời
-
19/02/2023 | 0 Trả lời
-
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. Nhân dân ta kiên quyết đánh Pháp, thực hiện "vườn không nhà trống".
B. Quân triều đình kiên quyết đánh giặc.
C. Triều đình Huế phối hợp với nhân dân Đà Nẵng kiên quyết đánh đuổi giặc Pháp đến cùng.
D. Sự ủng hộ về người, vũ khí, lương thực của các địa phương khác cho Đà Nẵng.
18/04/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1. Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới do chủ nghĩa phát xít gây ra, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ
A. liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.
B. ủng hộ, giúp đỡ các nước bị phát xít xâm lược.
C. kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
D. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
Câu 2. Ba nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Anh, Pháp
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã
A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
B. mở ra thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản.
C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
D. giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.
D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919) đến tình hình Trung Quốc?
A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.
B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.
C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.
D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc.
Câu 6. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?
A. Tẩy chay hàng hóa Anh.
B. Biểu tình hòa bình.
C. Bãi thị, bãi khóa.
D. Khởi nghĩa vũ trang.
Câu 7. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918-1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là
A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B. có hình thức đấu tranh phong phú.
C. có sự ra đời của một chính đảng vô sản.
D. diễn ra trên quy mô rộng khắp.
Câu 8. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Công nghiệp thuộc địa phát triển, đủ sức cạnh tranh với chính quốc.
B. Quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.
D. Nền kinh tế thuộc địa phát triền cân đối và đồng bộ giữa các ngành.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?
A. Tư sản. B. Công nhân.
C. Địa chủ. D. Nông dân.
Câu 10. Điểm mới trong phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. khuynh hướng vô sản xuất hiện.
B. khuynh hướng tư sản xuất hiện.
C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế.
D. khuynh hướng tư sản hoàn toàn thắng thế.
22/04/2023 | 0 Trả lời
-
1. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.
2. Thách thức nào lớn nhất của tư bản hiện đại, vì sao?
3. Nêu nhận thức về tư bản chủ nghĩa hiện đại
18/10/2023 | 0 Trả lời
-
Về cách mạn tháng 10 Nga năm 1917
24/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam?
09/11/2023 | 1 Trả lời
-
Sự phát triển của Văn học trong các thế kỉ XVIII - XIX
11/01/2024 | 1 Trả lời
-
Trình bày ngắn hoàn cảnh nội dung kết quả ý nghĩ Cải cách Hồ Quý Ly.
12/03/2024 | 1 Trả lời
-
Giới thiệu về công trình thành nhà Hồ và các giá trị lịch sử văn hóa kiến trúc của công trình.
24/03/2024 | 1 Trả lời