Viết Hằng số Ka hoặc Kb cho các chất và ion trong dung dịch
Viết Hằng số Ka hoặc Kb cho các chất và ion trong dung dịch (nếu có ):
HCOOH, H2S, NH3, HNO2, Al3+, K+, NH4+, Na+, Zn2+, F-, CH3COO-,Cl-, BrO-, S2-, PO4 3-, CO3 2-
Trả lời (1)
-
I. Lý thuyết
1, Chất điện li: là những chất tan trong nước và nóng chảy phân li ra ion
2, Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước và nóng chảy ra ion.
3, Độ điện li: a=n/n(0)
Trong đó:
n là số phân tử chất đã phân li thành ion
n(0) là tổng số phân tử hoà tan chất đó trong dung dịch.
Độ điện li anpha(a) phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+Bản chất liên kết của chất tan.
+Dung môi, nhiệt độ, nồng độ (dung dịch càng loãng độ điện li càng tăng)
• 0<a<1: Chất điện li yếu
• a=1 : Chất điện li mạnh.
4: Hằng số phân li:
Giả sử có chất điện li yếu MA với nồng độ ban đầu C và độ điện li anpha(a)
MA<---->M(+)+A(-)
Nồng độ: (1-a)C........aC.......aC
Khi đó ta có:
K=[M+][A-]/[MA] và pK=-logK
Chú ý:
- K phụ thuộc chủ yếu vào bản chất chất điện ly, dung môi và nhiệt độ.
- Hằng số phân ly của axit kí hiệu là Ka hoặc pKa.
- Hằng số phân ly của bazo kí hiệu là Kb hoặc pKb.
- Hằng số phân ly của axit(bazo) càng lớn thì axit (bazo) càng mạnh.
- Đối với axit yếu, bazo yếu xác định, Ka và Kb chỉ còn phụ thuộc vào nhiệt độ.
5: Axit-bazo-hiđroxit lưỡng tính
a. Định nghĩa axit,bazo:
• Theo Areniuyt:
- Axit: là chất khi tan trong nước phân li cho cation H+
- Bazơ: là chất khi tan trong nước phân li cho anion OH-
- Hiđroxit lưỡng tính : là chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
• Theo Bron-stet
- Axit: là chất có khả năng nhường proton (H+)
- Bazơ: là chất có khả năng nhận proton (H+).
- hiđroxit lưỡng tính là chất có khả năng vừa nhường vừa nhận proton (H+).
( Thuyết Bronsted không chỉ giới hạn trong dung dich nước mà còn áp dụng cho các dung dịch có dung môi khác. Thí dụ trong dung môi ammoniac lỏng:
HCl(trong NH3) + NH3(ℓ) NH4+(trong NH3) + Cl-(trong NH3)
Axit1 Baz2 Axit2 Baz1
=> Nhận xét:
- Axit Bronsted có thể là: phân tử trung hòa (H2O, HCl...), cation (H+, H3O+, NH4+...), anion (HCO3-, HS-...)
- Baz Bronsted có thể là: phân tử trung hòa (H2O, NH3...), anion (OH-, Cl-, CH3COO-...))b.Độ mạnh của axit-bazơ:
- Ngoài độ điện li a, hằng số phân li ngưòi ta còn thường biểu thị độ mạnh của axit, bazơ bằng hằng số pH, pKa, pKb.
- pH=-log[H+] pOH=-log [OH-].
- Với dung dịch axit: [H+]>10^-7 => pH<7.
- Với dung dịch bazơ: [H+]<10^-7=>pH>7.
- pH+pOH=14
c.Hằng số phân ly của axit Ka và hằng số phân li của bazơ Kb:
- Hằng số axit= hằng số phân li= hằng số cân bằng ( với axit yếu).
- Axit càng mạnh, Ka càng lớn,pKa càng nhỏ.
- Hằng số bazơ=hằng số phân li=hằng số cân bằng của sự phân li của bazơ.
6: Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li:
a. điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li:
- Phản ứng tạo thành chất kết tủa.
- Phản ứng tạo thành chất điện li yếu ( nứơc, ion phức, axit yếu).
- Phản ứng tạo thành chất khí .
b. Sự thuỷ phân của muối.
Phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước làm cho pH biến đổi được gọi là sự thuỷ phân của muối.
- Muối trung hoà tạo bởi gốc axit mạnh và gốc bazơ mạnh ( NaCl, Na2SO4, KNO3) không bị thuỷ phân vì các cation của bazơ mạnh và anion của axit mạnh đều không thể liên kết với các ion của nứơc.
- Thuỷ phân muối trung hoà tạo bởi gốc axit yếu và gốc bazơ mạnh (Na2CO3, K2S, CH3COONa..) dung dịch có tính kiềm nên pH>7.
Na2S ---> 2Na+ + S(2-)
S(2-) <----> HS(-) + OH(-).
- Thuỷ phân muối trung hoà tạo bởi gốc axit mạnh và gốc bazơ yếu (NH4Cl, FeCl3,...) dung dịch có tính axit nên pH<7
c.Thuỷ phân muối trug hoà tạo bởi gốc axit yếu và gốc bazơ yếu: (CH3COONH4, (NH4)2CO3..)
Ví dụ: CH3COONH4 ----> Nh4(+) + CH3COO(-)
NH4(+)+ CH3COO(-)+ HOH <---> CH3COOH+ NH4OH
Phương trình phản ứng cho thấy là kết quả của phản ứng thuỷ phân tạo ra axit yếu và bazơ yếu. Dung dịch có tính trung tính nếu các hằng số phân li của bazơ và axit gần như nhau. Nếu chúng khác nhau 1 vài bậc thì môi trường có thể là axit yếu hay bazơ yếu.
- Lưu ý : Khi viết phương trình phản ứng của ion có trong muối với nước bao giờ ta cũng lấy ion yếu tác dụng với nứơc.
-Những muối axit như NaHCO3, KH2PO4, K2HPO4 khi hoà tan trong nứơc phân li cho các anion HCO3-, H2PO4-, HPO4(2-). Các ion này là lưỡng tính. CHúng cũng phản ứng với nước làm biến đổi pH, môi trường của dung dịch tuỳ thuộc vào bản chất các anion.
-Muối Na2HPO3 vẫn còn hiđro nhưng là muối trung hoà.
* Một vài lưu ý thêm:
- Sự phân li của chất điện li yếu là một quá trình thuận nghịch dẫn đến cân bằng động (cân bằng điện li) Cân bằng điện li cũng có hằng số cân bằng K và tuân theo nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê.
- Độ điện li chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ khi điện li .
◙. CH3COOH---> CH3COO- + H+
k = [CH3COO-][H+]/[CH3COOH]
Khi hòa tan chất điện li CH3COONa vào dung dịch thì nồng độ CH3COO- tăng lên do sự phân li :
CH3COONa → Na+ + CH3COO-
Vì Ka không đổi → [H+] giảm xuống
◙. CH3COOH <--->CH3COO-+ H+
Độ điện li : α = [H+]/[CH3COOH]=[CH3COO-]/[CH3COOH]
a. Khi nhỏ HCl vào lượng H+ tăng lên cân bằng dịch chuyển sang phải lượng CH3COOH tăng lên → α giảm
b. Khi pha loãng dung dịch CH3COOH điện li nhiều → α tăng
c. Khi nhỏ vào dd NaOH cân bằng dịch chuyển sang phải, (vì H+ + OH-) → α tăng
d. CH3COO- tăng lên cân bằng dịch chuyển chiều nghịch (làm giảm nồng độ CH3COO- )
→ α giảm.
pH của các dung dịch.
1. pH của dung dịch axit mạnh và baz mạnh.
• Axit mạnh: pH=-log[H+]
• Baz mạnh: pH=14+log[OH-]
2. pH của dung dịch axit yếu và baz yếu.
• Axit yếu:pH=1/2(pKa-logCa)
• Baz yếu:pH=14-1/2(pKa-logCa)
V. Dung dịch đệm.
Định nghĩa: Dung dịch đệm là dd có giá trị pH xác định và hầu như không thay đổi khi pha loãng hoặc thêm vào một lượng nhỏ axit mạnh hay baz mạnh.
Phân loại dd đệm: tùy theo pH đệm ta có 3 loại hệ đệm:
• Hệ đệm axit: pH đệm < 7, dung dịch gồm một axit yếu và muối của nó.(TD: CH3COOH và CH3COONa).
• Hệ đệm baz: pH đệm > 7, dung dịch gồm một baz yếu và muối của nó. (TD: NH4OH và NH4Cl)
• Hệ đệm trung tính: pH đệm ≈ 7, dung dịch gồm hỗn hợp các muối axit của axit yếu đa bậc. (TD: NaH2PO4 và Na2HPO4)bởi Huyền Thư 04/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Mong lời giải chi tiết :((
Cho 200ml dung dịch NaOH 0,3M tác dụng với V (ml) dung dịch H3PO4 0,5M được dung dịch X. Cô cạn X được 7,54g chất rắn. Tính V ?
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mong lời giảii chi tiết dễ hiểu :((
Cho 200ml dung dịch NaOH 0,3M tác dụng với V ml dung dịch H3PO4 0,5M được dung dịch X, cô cạn X được 7,54 g chất rắn. Tính V ?
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp e
Trộn 300ml dung dịch KOH 0,2M với 200ml dung dịch H2SO4 0,25M thu được dung dịch X. Giả sử thể tích dung dịch không đổi. pH của dung dịch X là?
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau
a) H2SO4, Mg(NO3)2, Ba(OH)2
b) HCl, NaCl, KOH
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Để 28 gam hỗn hợp E gồm Al,Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được m gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch 1,7 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là bao nhiêu?
(Mọi người giúp mình câu này với mình cần gấp ạ)
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Hấp thụ hoàn toàn 2 mol CO2 vào dung dịch 5 mol NaOH và 1 mol Ba(OH)2. Tính m (gam) kết tủa?
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
Khi cracking 25,52g một ankan X người ta thu đc 22,736 lít hỗn hợp Y(đktc) . Dẫn Y lội qua dd nước brom dư thì còn V lít hỗn hợp khí B(đktc) thoát ra. Biết rằng khối lượng brom tham gia phản ứng là 69,6g. CTPT của X và giá trị V là
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong hợp chất hữu cơ nguyên tử các nguyên tố liên kết với nhau đúng hóa trị theo một trật tự xác định
B. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa cacbon và hidro có thể chứa axit, nito, lưu huỳnh…
C. Các phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau
D. Hai chất hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 chưa chắc đã là đồng đẳng của nhau
16/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. benzyl clorua
B. 2,4-đibromtoluen
C. p-bromtoluen và o-bromtoluen
D. m-bromtoluen
16/03/2023 | 1 Trả lời
-
Khi cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1:1 có thể thu được bao nhiêu sản phẩm đibrom (kể cả đồng phân hình học)
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Trong các dồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu chất khi cộng H2 tạo sản phẩm isopentan:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Hiđrat hóa anken (có xúc tác) thu được một ancol duy nhất có công thức C4H9OH. Anken là:
A. 2-metylbut-2-en
B. but-2-en
C. 2-metylpropen
D. but-1-en
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankadien. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X không thể gồm:
A. ankan và anken
B. 2 anken
C. ankan và ankin
D. ankan và ankadien
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Để đơn giản ta xem một loại xăng là hỗn hợp của pentan - hexan có tỷ khối hơi so với H2 là 38,8. Cần trộn hơi xăng và không khí (20% thể tích là O2) theo tỷ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy vừa đủ và hoàn toàn xăng
A. 1:43
B. 1:40
C. đáp án khác
D. 1:35
16/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. 2,352 lít.
B. 4,704 lít.
C. 7,056 lít.
D. 10,080 lít.
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. CH≡CH và CH3-C≡CH.
B. CH≡CH và CH3-CH2-C≡CH.
C. CH≡CH và CH3-C≡C-CH3.
D. CH3-C≡CH và CH3-CH2-C≡CH.
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính khối lượng kết tủa Cu(OH)2 có thể bị hòa tan vừa đủ bởi 5,4 gam hỗn hợp trên ở nhiệt độ thường?
giải chi tiết giúp mình chủ yếu là câu b
02/04/2023 | 0 Trả lời
-
Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.
08/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hai acid HA và HB cùng nồng độ ban đầu là 0,5 M, phân li trong nước theo các cân bằng:
HA ⇌ H+ + A-
HB ⇌ H+ + B-
Với các hằng số cân bằng (hay gọi là hằng số phân li acid) tương ứng là KC(HA) = 0,2 và KC(HB) = 0,1.
Tính nồng độ H+ của mỗi dung dịch acid. Rút ra kết luận về mối liên hệ giữa độ mạnh của acid với độ lớn của hằng số phân li acid. Biết rằng acid càng mạnh khi càng dễ tạo ra H+.
08/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là không đúng?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn khan
B. MgCl2 nóng chảy
C. KOH nóng chảy
D. HI trong dung môi nước
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-, H2O
B. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O
C. H+, CH3COO-
D. CH3COOH, H+, CH3COO-
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Theo thuyết Arrhenius, kết luận nào sau đây đúng?
A. Base là chất khi tan trong nước phân li cho anion
B. Base là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH
C. Base là những chất có khả năng tác dụng với acid
D. Một base không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Đối với dung dịch acid yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] < 0,10M
D. [H+] > [CH3COO-]
08/06/2023 | 1 Trả lời