YOMEDIA
NONE

CMR địa hình đồi núi nước ta có sự phân hóa thành các vùng khác nhau?

1. Chứng minh rằng địa hình đồi núi nước ta có sự phân hóa thành các vùng khác nhau?

2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đa dạng địa hình nước ta?

3. Trình bày hướng địa hình chính và ảnh hưởng của nó đến địa hình nước ta?

4. Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?

5. Hãy cho biết đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình , đất?

GIÚP MÌNH NHA, 7/3 MÌNH PHẢI NỘP BÀI :))

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 4.

    a) Khu vực đồi núi

    -Các thế mạnh:

    +Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

    +Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

    Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

    +Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

    +Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

    -Các mặt hạn chế:

    Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

    b)Khu vực đồng bằng

    -Các thế mạnh:

    +Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

    +Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

    +Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

    +Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

    -Hạn chế:

    Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.


      bởi Phạm Diễm 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON