YOMEDIA
NONE

Địa lí 8 Bài 40: Thực hành Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp


Bài này sẽ giúp các em học sinh thấy được cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lý tự nhiên. Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên địa chất, địa hình, khí hậu, thực vật. Biết đọc một lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp. Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi núi, cao nguyên, đồng bằng) theo 1 tuyến cắt cụ thể dọc dãy Hoàng Liên Sơn từ Lào Cai - Thanh Hóa. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này: Bài 40: Thực hành Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1: Đọc lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A – B trên sơ đồ)

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:

  • Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
  • Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):

  • Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?
  • Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8).

Cách làm:

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:

  • Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
    • Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
    • Qua dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá
  • Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt? (tỉ lệ ngang của lát cắt 1:2 000 000).
    • Độ dài lát cắt khoảng 360km (khoảng cách A – B đo được khoảng 18 cm: 18 × 20 km = 360 km)

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):

  • Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?
    • Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Đá mác ma xâm nhâp và đá mác ma phun trào. Đất mùn núi cao
    • Khu cao nguyên Mộc Châu có: Trầm tích đá vôi. Đất feralít trên đá vôi.
    • Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Trầm tích phù sa. Đất phù sa trẻ.
  • Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
    • Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Rừng ôn đới, phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều.
    • Khu cao nguyên Mộc Châu có: Rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
    • Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8).

  • Đặc điểm chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa hạ. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình nên có sự khác biệt:
    • Khu vực Thanh Hoá: là vùng đồng bằng gần biển; nhiệt độ trung bình cao >23độC, lượng mưa tương đối khoảng 1700 – 1900 mm/năm.
    • Khu vực Mộc Châu: là vùng cao nguyên nằm bên trong đồng bằng; nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 17độC – 25độC, lượng mưa vừa phải ≈ 1600mm/năm.
    • Khu vực Hoàng Liên Sơn: là vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển vào nên có mưa nhiều nhất so với hai khu vực trên với lượng mưa trung bình từ 3500 – 3600 mm/năm; nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8độC – 18độC.
  • Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp:
    • Khu núi cao Hoàng Liên Sơn
    • Khu cao nguyên Mộc Châu
    • Khu đồng bằng Thanh Hóa

Các khu vực

Tiêu chí

Khu núi cao

Hoàng Lên Sơn

Cao nguyên

Mộc Châu

Đồng bằng

Thanh Hóa

Địa chất

Mắc ma xâm nhập, mắc ma phun trào

Trầm tích đá vôi

Trầm tích phù sa

Địa hình

Núi cao trên 3000m

Dưới 1000m, thấp

Địa hình thấp, bằng phẳng (dưới 50m)

Khí hậu

Lạnh quanh năm, mưa nhiều

Cận nhiệt, mưa ít, nhiệt độ thấp

Nóng quanh năm, mưa nhiều

Đất

Đất mùn núi cao

Đất Feralit trên đá vôi

Đất phù sa trẻ.

Kiểu rừng

Ôn đới

Cận nhiệt, nhiệt đới

Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được: Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc, tính toán, phân tích, biểu đồ, bản đồ, lắt cắt, bảng số liệu. Hình thành quan điểm tổng hợp khi nhận thức, nghiên cứu về 1 vấn đề địa lí.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập thực hành trang 138 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 98 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 98 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 99 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 8

3. Hỏi đáp Bài 40 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON