YOMEDIA
NONE

Sông là gì?

Câu 1. Sông là gì? Hồ là gì? Chúng có gì khác nhau

Câu 2. Nêu nguyên nhân hình thành các hồ

Câu 3. Nêu sự chuyển động của nước biển

Câu 4. Đất là gì, các nhân tố hình thành đất? Độ phì của đất.

Giúp mik nha! Đề ôn thi Hok Kì mà nha !!!!!!!!!!! haha

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 1. Sông là gì? Hồ là gì? Chúng có gì khác nhau

    * Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.

    * Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

    Sự khác nhau giữa sông và hồ:

    Sông Hồ
    Khái niệm - Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. - Là một lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.
    Cấu tạo - Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu,... tạo thành hệ thống sông. - Cấu tạo đơn giản hơn sông.

    Câu 2. Nêu nguyên nhân hình thành các hồ

    Câu hỏi của Vũ Khánh Ly

    Câu 3. Nêu sự chuyển động của nước biển

    Câu hỏi của Kiều Trâm

    Câu 4. Đất là gì, các nhân tố hình thành đất? Độ phì của đất.

    * Đất nói chung: là lớp vật chất tơi xốp được sinh ra do quá trình phong hóa lớp đất đá trên mặt đất

    * Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
    1. Đá mẹ
    Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
    2. Khí hậu
    Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
    Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
    3. Sinh vật
    Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
    4. Địa hình
    Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
    Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
    5. Thời gian
    Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
    6. Con người.

    * Độ phì hay độ phì nhiêu của đất là khả năng đất tổng hợp các chất dinh dưỡng, nước,... để giúp cho cây phát triển và sinh trưởng tốt. Độ phì nhiêu của đất tốt bao nhiêu thì đất tốt bấy nhiêu.

      bởi Đặng Tiến Vnh 31/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF