YOMEDIA
NONE

Nêu giá trị của sông và hồ đối với đời sống và sản xuất?

1. Nêu giá trị của sông và hồ đối với đời sống và sản xuất ?

2. Nguyên nhân ô nhiễm biển và đại dương ?

3. Biện pháp hạn chế ô nhiễm biển và đại dương ?

Mình cần gấp lắm bạn nào biết câu trả lời của 3 câu này thì giúp mình với nha! Mia mình thi rồi !!!khocroi

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • câu 1

    sông ngòi có giá trị rất lớn về thuỷ dien ,
    cung cap nuoc tuoi cho dong ruong hoa
    dem lai mot ham luong phu sa rat lon va doi dao
    no gan lien voi nen van minh trong lua nuoc cua dan toc ta tu xua den nay
    no con lam phu them cac phong tien giao thong di lai , la noi giao luu van hoa giua cac vung mien ,
    la noi tap trung cua nhung cang bien lon, thuan loi them cho viec giao thong van tai
    ben canh nhung mat thuan loi con co nhung kho khan
    De gay ngap lut vao mua mua bao

    câu 2

    Theo các nhà nghiên cứu, quan hệ qua lại phức tạp giữa các tác động của con người thường làm “nhiễu” khiến cho ta khó phân biệt các tác nhân gây ô nhiễm suy thoái môi trường biển. Một cách đơn giản, tác động của con người đối với môi trường biển có thể được phân chia thành các nhóm chính như sau:

    - Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,... Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả”. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%.

    - Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,...).

    - Từ không khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và quản lý vì thường phát tán trên diện rộng.

    - Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,... Để thuận tiện trong đánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành các tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh). Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường là liên tục và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường tiềm năng, từ từ và lâu dài. Thí dụ: việc xả các chất dinh dưỡng vào biển bắt nguồn từ nước thải. Tác động cấp diễn biểu hiện khi hoạt động xả thải xảy ra trong thời gian ngắn, có thể gây ra hiệu ứng rõ ràng, song nó sẽ giảm dần theo thời gian. Tràn dầu là một thí dụ theo kiểu này: thoạt đầu, dầu thường có tác động thảm hoạ đối với các hệ sinh thái và các nơi sinh cư (habitat) ở biển, nhưng chúng có thể sẽ được cải thiện sau khi dầu đã tràn hết.

    Trong thực tế, ô nhiễm có thể phát sinh từ một nguồn, ở một địa điểm nhất định (đơn nguồn hoặc rõ nguồn gốc, point source) hoặc từ nhiều nguồn, ở những địa điểm khác nhau (đa nguồn hoặc không rõ nguồn gốc, non-point). Trong một số trường hợp, ô nhiễm phát sinh từ một nguồn, như từ một ống cống hoặc từ miệng cống nước thải của một nhà máy. Khi đó, nồng độ của chất gây ô nhiễm (contaminant) hoặc cường độ tác động (thí dụ: nhiệt độ ở gần miệng cống nhà máy điện) sẽ phải giảm dần trên khoảng cách xa dần so với điểm nguồn. Bản chất của sự giảm như vậy phụ thuộc vào tính chất lý-hoá của chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố dòng chảy và môi trường trầm tích, cũng như tốc độ xâm nhập của chất hoặc yếu tố gây ô nhiễm. Trong trường hợp như vậy, việc xác định và quản lý tương đối đơn giản, bởi vì cơ quan quản lý có thể tìm ra nguồn phát sinh và theo dõi được quy mô không gian của tác động đó.

    Ngược lại, các tác động kiểu đa nguồn thì hoàn toàn không thể gán cho một địa điểm phát sinh nào cả. Thí dụ khá rõ về kiểu đa nguồn là: nước chảy sau khi mưa làm các độc chất và chất dinh dưỡng bắt nguồn từ phân bón sau đó có thể bị cuốn vào biển trên một dải bờ khá rộng, không rõ nguồn xuất phát từ đâu. Trong trường hợp này, hoạt động quản lý sẽ khó hơn nhiều vì khó xác định rõ ràng nguồn phát thải về mặt địa lý.

    câu 3

    Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn củabiển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

    Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển: Chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường (2004) liên quan tới quy định các hành vi huỷ hoại môi trường bị nghiêm cấm trong các điều 14-16, 20-29,... áp dụng cho vùng biển.

    Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo: thông qua áp dụng và thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan, liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) và quản lý không gian biển (marine spatial management) dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (ecosystem-based approach). Mục đích chung của quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu (tối ưu hoá) và bảo đảm đa lợi ích (các bên cùng có lợi) giữa nhà nước, lĩnh vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống tài nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.

    Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển: Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế thực thi (kiểm soát liên ngành), chủ yếu như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), quan trắc- cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển và mặt nước biển và hải đảo.

    Quan trắc - cảnh báo môi trường: Tiến hành quan trắc định kỳ và lập lại để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời cảnh báo để xử lý và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường. Ngoài hệ thống quan trắc môi trường biển quốc gia, gần đây Chính phủ đang đầu tư xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển bằng Rada tích hợp (18 trạm dọc biển, đảo). Các công cụ kinh tế và chính sách: Xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác. Thực tế cho thấy các quy định xử phạt của Việt Nam cònnhiều khác biệt và chồng chéo. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển còn chưa được đề cập đến. Các mức độ vi phạm đã cố gắng chi tiết hoá nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu qui định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Cho nên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển.

    Tham vấn của các bên liên quan và tuyên truyền: Về bản chất, tài nguyên biển - ven biển thuộc loại tài nguyên chia sẻ (shared resources) cho nên việc sử dụng nó làm gia tăng mâu thuẫn lợi ích giữa các cộng đồng hưởng dụng các hệ thống tài nguyên này. Vì thế, cần một giải pháp quan trọng là phải tranh thủ càng nhiều càng tốt sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn được khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý môi trường biển và ven biển. Vấn đề này thực hiện đơn lẻ ở từng khu vực, chưa đại trà.

      bởi Hoàng Ngọc Hà 01/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF