Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 6 Sulfur và sulfur dioxide môn Hóa học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 35 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Sulfur (lưu huỳnh) còn được gọi là lưu hoàng, sinh diêm vàng, diêm sinh, đã được biết đến từ thời cổ đại. Nguyên tố sulfur có những tính chất gì và được ứng dụng vào sản xuất, đời sống của con người như thế nào?
-
Thảo luận 1 trang 35 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 6.1 và 6.2, hãy cho biết trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở những dạng chất nào?
-
Thảo luận 2 trang 36 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 6.3, hãy nêu một số tính chất vật lí của sulfur.
-
Thảo luận 3 trang 36 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 6.4, mô tả cấu tạo phân tử sulfur.
-
Thảo luận 4 trang 36 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Nêu hiện tượng xảy ra ở Thí nghiệm 1. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng của Fe và S ở thí nghiệm này.
-
Thảo luận 5 trang 37 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Nêu hiện tượng xảy ra và xác định vai trò của S, O2 trong phương trình hoá học của phản ứng ở Thí nghiệm 2.
-
Hoạt động trang 37 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho nhôm (aluminium) và kẽm (zinc) tác dụng với sulfur.
-
Vận dụng trang 37 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Thuỷ ngân rất độc. Hít phải hơi thuỷ ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch, gây nhiễm độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong. Hãy nêu cách xử lí thuỷ ngân khi nhiệt kế thuỷ ngân không may bị vỡ.
-
Thảo luận 6 trang 37 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy nêu một số ứng dụng của sulfur đơn chất trong đời sống và sản xuất.
-
Thảo luận 7 trang 38 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Xác định tính oxi hoá, tính khử của mỗi chất trong các phản ứng hoá học (1) và (2).
-
Thảo luận 8 trang 38 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Nêu một số nguồn phát thải sulfur dioxide và tác hại của loại khí này.
-
Thảo luận 9 trang 38 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải thích sự hình thành mưa acid từ sulfur dioxide.
-
Vận dụng trang 39 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Em hãy tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp phù hợp với lứa tuổi học sinh giúp giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.
-
Giải Bài 1 trang 39 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sulfur?
A. Màu vàng ở điều kiện thường.
B. Thể rắn ở điều kiện thường.
C. Không tan trong benzene.
D. Không tan trong nước.
-
Giải Bài 2 trang 39 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Số oxi hoá của sulfur trong phân tử SO2 là
A. +4.
B. -2.
C. +6.
D. 0.
-
Giải Bài 3 trang 39 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Cho các phản ứng sau:
a) S + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) SO2.
b) Hg + S → HgS.
c) S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
d) Fe + S \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) FeS.
Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất khử?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Giải Bài 4 trang 39 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) thì nếu lượng SO2 vượt quá 350 μg/m3 không khí đo trong 1 giờ ở một thành phố thì coi như không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí trong 1 giờ ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không?