Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 4 Ammonia và một số hợp chất ammonium môn Hóa học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 24 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Ammonia là một hợp chất của hydrogen và nitrogen, có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Ammonia có những tính chất và ứng dụng gì?
-
Thảo luận 1 trang 24 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 4.1, mô tả cấu tạo của phân tử ammonia. Dự đoán tính tan (trong nước) và tính oxi hoá – khử của ammonia. Giải thích.
-
Thảo luận 2 trang 25 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 4.2, giải thích hiện tượng thí nghiệm. Từ đó cho biết, tại sao không thu khí ammonia bằng phương pháp đẩy nước.
-
Thảo luận 3 trang 25 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tính tỉ khối của NH3 so với không khí. Từ kết quả đó, hãy giải thích vì sao có thể thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí (úp ngược bình).
-
Thảo luận 4 trang 25 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Từ sự kết hợp giữa NH3 với nước, nhận xét tính acid – base của NH3 trong dung dịch. Nêu cách nhận biết khí NH3 bằng quỳ tím. Giải thích.
-
Thảo luận 5 trang 25 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Chuẩn bị hai đầu đũa thuỷ tinh quấn bông. Đũa 1 nhúng vào dung dịch HCl đặc, đũa 2 nhúng vào dung dịch NH3 đặc, sau đó đưa lại gần nhau (Hình 4.3). Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra. Từ đó, đề xuất phương pháp nhận biết ammonia bằng dung dịch HCl đặc.
-
Thảo luận 6 trang 26 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Cho biết Ammonia thể hiện tính chất gì trong phản ứng với acid và oxygen?
-
Thảo luận 7 trang 26 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, hãy cho biết để tăng hiệu suất tổng hợp NH3, cần điều chỉnh nhiệt độ và áp suất như thế nào. Điều đó có gây trở ngại gì cho phản ứng tổng hợp NH3 trên thực tế hay không? Vì sao?
-
Thảo luận 8 trang 27 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 4.5, cho biết trạng thái, màu sắc của muối ammonium chloride và đặc tính liên kết của phân tử.
-
Thảo luận 9 trang 27 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích. Viết phương trình hoá học khi cho NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH.
-
Thảo luận 10 trang 28 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Đun nóng NH4Cl (Hình 4.6) thấy có hiện tượng khói trắng trong ống nghiệm. Giải thích.
-
Hoạt động trang 28 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết phương trình hoá học khi cho dung dịch (NH4)2CO3 tác dụng với các dung dịch KOH, HCl, Ba(OH)2, CaCl2.
-
Vận dụng trang 28 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
NH4HCO3 là một trong những chất được dùng làm bột nở trong sản xuất bánh bao. Giải thích.
-
Thảo luận 11 trang 28 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tìm hiểu thông tin và nêu một số ứng dụng của ammonia trong đời sống và sản xuất.
-
Vận dụng trang 29 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy giải thích vì sao các loại phân bón như NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 không thích hợp bón cho đất chua.
-
Giải Bài 1 trang 29 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Liên kết hoá học trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hoá trị phân cực.
B. ion.
C. cộng hoá trị không phân cực.
D. kim loại.
-
Giải Bài 2 trang 29 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là
A. NH3.
B. H2.
C. NO2.
D. NO.
-
Giải Bài 3 trang 29 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Khi thải rác thải sinh hoạt chứa một lượng lớn ion ammonium vào ao, hồ sẽ xảy ra quá trình oxi hoá ammonium thành ion nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn. Quá trình này làm giảm oxygen hoà tan trong nước, gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Người ta phải xử lí nguồn nước gây ô nhiễm đó bằng cách chuyển ion ammonium thành ammonia rồi chuyển tiếp thành nitrogen không độc. Hãy đề xuất một số hoá chất để thực hiện quá trình trên và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
-
Giải Bài 4 trang 29 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Cho cân bằng hoá học:
N2(g) + 3H2(g) \(\rightleftharpoons\) 2NH3(g) \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) = - 92kJ
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:
a) tăng nhiệt độ.
b) tách ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
c) giảm thể tích của hệ phản ứng.
-
Giải Bài 5 trang 29 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch BaCl2, dung dịch Ba(NO3)2.