Giải bài 18.15 trang 80 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
Dung dịch HBr và HI đậm đặc không màu, thường được đựng trong lọ thuỷ tinh sẫm màu, sau một thời gian sử dụng, dưới ảnh hưởng của không khí, dung dịch HBr có màu vàng cam, dung dịch HI có màu vàng đậm. Giải thích sự thay đổi màu sắc của 2 dung dịch acid trên.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 18.15
Phương pháp giải:
Dựa vào tính khử mạnh của ion Br- và I- sẽ tác dụng với O2 trong không khí tạo thành Br2 và I2
Lời giải chi tiết:
HBr và HI đều là chất khử mạnh, sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng của không khí, oxygen trong không khí oxi hoá 2 ion Br- và I- thành halogen tương ứng là Br2 có màu vàng, I2 trong dung dịch I- có màu vàng đậm, dung dịch sẫm màu nhanh hơn.
4HBr (aq) + O2 (g) → 2H2O (l) + 2Br2 (aq)
4Hl (aq) + O2 (g) → 2H2O (l) + 2I2 (aq)
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải bài 18.13 trang 80 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.14 trang 80 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.16 trang 81 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.17 trang 81 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.18 trang 81 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.19 trang 81 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.20 trang 82 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 18.21 trang 82 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST