Giải bài 12.15 trang 47 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
Rượu gạo là một thức uống có cồn lên men được chưng cất từ gạo theo truyền thống. Rượu gạo được làm từ quá trình lên men tinh bột gạo đã được chuyển thành đường. Vi khuẩn là nguồn gốc của các enzyme chuyển đổi tinh bột thành đường. Nhiệt độ phù hợp để lên men rượu khoảng 20 - 25°C.
Phản ứng thuỷ phân và phản ứng lên men.
(1) (C6H10O5)n + nH2O -> nC6H12O6
(2) C6H12O6 -> 2C2H5OH + 2CO2
a) Phản ứng nào ở trên là phản ứng oxi hoá – khử? Giải thích.
b) Trong phản ứng oxi hoá – khử, em hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố, nêu rõ chất oxi hoá, chất khử.
c) Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 12.15
Phương pháp giải:
- Định nghĩa phản ứng oxi hóa - khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất, phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.
- Các quy tắc xác định số oxi hóa
+ Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
+ Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
+ Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó
+ Quy tắc 4
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=> Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
Lời giải chi tiết:
Phản ứng (2) là phản ứng oxi hoá – khử do có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố C
\(\begin{array}{l}
{\mathop C\limits^0 _6}{H_{12}}{O_6}\mathop \to \limits^{{t^o},enzim} {\mathop C\limits^{ - 2} _2}{H_5}OH{\rm{ }} + {\rm{ }}\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\\
\left| \begin{array}{l}
\mathop C\limits^0 \to \mathop C\limits^{ + 4} + 4e\\
\mathop {C + 2e \to \mathop C\limits^{ - 2} }\limits^0
\end{array} \right.
\end{array}\)
Cân bằng PTHH
\(\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)
C6H12O6 vừa là chất oxi hoá; vừa là chất khử.
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải bài 12.13 trang 46 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.14 trang 46 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.16 trang 47 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.17 trang 48 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.18 trang 48 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.19 trang 48 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.20 trang 48 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST