Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 Bài 1: Nhập môn Hóa học lớp 10 CTST giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 6 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 1.1, hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất. Viết công thức hóa học của chúng
(a) Lá nhôm (b) Bình khí nitrogen (c) Cốc nước (d) Muối ăn
Hình 1.1. Một số đơn chất và hợp chất
-
Giải câu hỏi 2 trang 6 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 1.2, cho biết ba thể của bromine tương ứng với mỗi hình (a), (b) và (c). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của ba thể này
Hình 1.2. Ba thể của bromine
-
Giải câu hỏi 3 trang 7 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 1.3, cho biết trong quá trình (a), (b), đâu là quá trình biến đổi vật lí, quá trình biến đổi hóa học. Giải thích
(a) Quá trình thăng hoa của iodine (b) Nhúng định sắt vào dung dịch copper sulfate
Hình 1.3. Quá trình biến đổi vật lí và quá trình biến đổi hoá học
-
Luyện tập trang 7 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi đốt nến (được làm bằng paraffin), nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc, cháy trong không khí, sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Cho biết giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học. Giải thích
-
Giải câu hỏi 4 trang 7 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát các Hình từ 1.4 đến 1.10, cho biết hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đười sống và sản xuất
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
-
Giải câu hỏi 5 trang 8 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng được mô tả ở các hình bên?
-
Luyện tập trang 8 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Kể tên một vài ứng dụng khác của hóa học trong đời sống
-
Vận dụng trang 8 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Từ sáng sớm thức dậy cho đến tối đi ngủ, em sử dụng rất nhiều chất trong việc sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập,… Hãy liệt kê những chất đã sử dụng hằng ngày mà em biết. Nếu thiếu đi những chất ấy thì cuộc sống sẽ bất tiện như thế nào?
-
Giải câu hỏi 6 trang 9 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu ý nghĩa của các hoạt động có trong Hình 1.11 đối với việc học tập môn Hóa học.
-
Giải câu hỏi 7 trang 9 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy cho biết các hoạt động trong Hình 1.11 tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào.
-
Luyện tập trang 9 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, em hãy lập sơ đồ để phân loại các chất sau: oxygen, ethnol, iron (III) oxide, acetic acid, sucrose
-
Giải câu hỏi 8 trang 10 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho biết 3 phương pháp nghiên cứu hóa học được sử dụng độc lập hay bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu
-
Giải câu hỏi 9 trang 10 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy cho biết trong đề tài “nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng”, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?
-
Luyện tập trang 11 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy chỉ rõ các bước nghiên cứu trong Hình 1.12 tương ứng với những bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học
(1) Nghiên cấu thành phần hoá học và ứng dụng của tinh dầu tràm trà làm nước súc miệng qua các công trình khoa học trên các tạp chí đã được xuất bản.
(2) Đặt giả thuyết tình đấu tràm trà có khả năng kháng khuẩn
(3) Thí nghiệm chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng
(4) Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm cắt lôi cuốn hơi nước nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà.
Hình 1.6. Các bước thực hiện trong đề tài nghiên cứu thành phần hoá học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng
-
Vận dụng trang 11 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Mưa acid là một thuật ngữ chung chỉ sự tích lũy của các chất gây ô nhiễm, có khả năng chuyển hóa trong nước mưa tạo nên môi trường acid. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là khí SO2 và NOx thải ra từ các quá trình sản xuất trong đời sống, đặc biệt là quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Hiện tượng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, động – thực vật và có thể làm thay đổi thành phần của nước các sông, hồ, giết chết các loài cá và những sinh vật khác, đồng thời hủy hoại các công trình kiến trúc. Theo em, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng
-
Giải bài 1 trang 12 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất
B. Tính chất và sự biến đổi của chất
C. Ứng dụng của chất.
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
-
Giải bài 2 trang 12 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học: Nêu giả thuyết khoa học; Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp?
Sơ đồ các bước nghiên cứu hóa học
-
Giải bài 1.1 trang 5 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O2, N2, HCl, H2SO4, O3, NH4NO3, NaCl, Al, He, H2?
-
Giải bài 1.2 trang 5 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
a. Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
b. Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
c. Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
d. Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
-
Giải bài 1.3 trang 5 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
b) Quá trình quang hợp của cây xanh.
c) Sự đông đặc ở mỡ động vật.
d) Ly sữa có vị chua khi để ngoài không khí.
e) Quá trình bẻ đôi viên phấn.
f) Quá trình lên men rượu.
g) Quá trình ra mực của bút bi.
-
Giải bài 1.4 trang 5 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.
d) Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2.
e) Mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy có bọt sủi lên.
-
Giải bài 1.5 trang 6 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
b) Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
c) Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét.
d) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
e) Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.
-
Giải bài 1.6 trang 6 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học trong các hiện tượng sau: “Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”
-
Giải bài 1.7 trang 6 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt. Sau đó tiếp tục nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.
-
Giải bài 1.8 trang 6 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức “Bài 1. Nhập môn hóa học” trong SGK.
-
Giải bài 1.9 trang 6 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các công việc sau:
* Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.
* Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.
* Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
* Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.
Hãy cho biết trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Hãy chỉ ra phương pháp sử dụng cho mỗi công việc trên.
-
Giải bài 1.10 trang 6 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các công việc sau:
* Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.
* Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.
* Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
* Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.
Hãy chỉ rõ các bước nghiên cứu trong nghiên cứu trên tương ứng với những bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học.