Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng rõ ràng cùng bài tập minh hoạ cụ thể sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học, đồng thời đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Việt Nam có nhiều đồng bào dân tộc, tôn giáo khác nhau. Tuy mỗi tôn giáo có giáo lí, giáo luật, lễ nghi riêng nhưng đồng bào thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau luôn đoàn kết trong công cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc. Do đó, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là chủ trương nhất quán trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. |
1.1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
1.1.1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
a. Khái niệm: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Quy định của pháp luật: Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, văn hoá, giáo dục.
- Các dân tộc bình đẳng về chính trị: các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước.
- Các dân tộc bình đẳng về văn hoá, giáo dục:
+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
+ Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
+ Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.
- Các dân tộc bình đẳng về kinh tế:
+ Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số.
+ Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.1.2. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là quyền hiến định:
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
Quyền tự do tôn giáo trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo bao gồm bình đẳng về quyền, bình đẳng về nghĩa vụ và bình đẳng về trách nhiệm pháp lí trước pháp luật.
- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo.
1.3. Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại (nếu có) thì phải bồi thường.
1.4. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân
- Công dân cần đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn như: gây thù hằn, chia rẽ giữa các dân tộc, gây chia rẽ giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo tôn giáo khác nhau,... để phòng tránh, không thực hiện hành vi vi phạm.
- Học sinh cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo để thực hiện đúng các quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và tuyên truyền, vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Bài tập minh họa
Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:
Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.
Lời giải chi tiết:
- Trong trường hợp này, hành vi của gia đình anh A ban đầu có thể được coi là kém linh hoạt và không coi trọng sự đa dạng tôn giáo. Tuy nhiên, cán bộ xã đã có một hành động tích cực bằng cách tiếp xúc và giải thích sự bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Hành vi này đã giúp gia đình anh A hiểu và đồng ý cho hai người kết hôn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự giáo dục và tôn trọng đa dạng trong cộng đồng.
Luyện tập Bài 12 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
- A. Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển kinh tế.
- B. Nhà nước chỉ quan tâm phát triển kinh tế ở các vùng phát triển, trung tâm của đất nước.
- C. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước.
- D. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 89 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1a trang 90 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1b trang 91 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2 trang 91 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 3 trang 92 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 4 trang 94 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 95 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 95 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 96 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 96 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 96 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 96 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 12 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!