YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật


Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng chi tiết cùng bài tập minh hoạ cụ thể sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học, đồng thời hình thành ý thức và trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

 Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua những thời kì lịch sử khác nhau. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp và luật.

1.1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

1.1.1. Khái niệm

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Những quy định cơ bản

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

+ Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:

+ Bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật.

+ Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

1.2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội:

+ Giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người;

+ Đảm bảo công bằng dân chủ;

+ Định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

1.3. Thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân

- Công dân có trách nhiệm:

+ Học tập biết được quy định về quyền bình đẳng công dân trước pháp luật;

+ Tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật;

+ Tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

Bài tập minh họa

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông K ở cạnh nhau, cùng xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, gây ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến của ông K còn cơ sở của ông T vẫn hoạt động bình thường. Theo ông K, việc làm đó là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Trưởng đoàn thanh tra vẫn khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật và yêu cầu ông hợp tác thực hiện. Ông K bức xúc vì quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đã bị xâm phạm.

Câu hỏi: Theo em, Trưởng đoàn thanh tra có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

 

Lời giải chi tiết:

Theo em, trưởng đoàn thanh tra không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Việc đình chỉ hoạt động và xử phạt cơ sở chế biến của ông K là để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Quyết định đó không phải là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Điều này không có ảnh hưởng đến quyền hoạt động của cơ sở chế biến của ông T vì việc đình chỉ hoạt động chỉ áp dụng cho cơ sở vi phạm quy định và không phải là các cơ sở khác.

Luyện tập Bài 10 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí).

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1a trang 71 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1b trang 72 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1c trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 3a trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 3b trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 75 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 4 trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 10 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF