Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì bình đẳng giới là 1 lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Bài 11: Bình đẳng giới thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ giúp các em hiểu và hình thành ý thức thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt lý thuyết
Bình đẳng giới là một giá trị văn minh, tiến bộ, có khả năng làm thay đổi xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội. |
1.1. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội
1.1.1. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới
- Bình đẳng giới được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội;
- Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới cũng như tạo cơ hội để phát huy vai trò của nữ giới.
1.1.2. Biểu hiện của bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội
- Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.
- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.
- Trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng, chế độ làm việc trong đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.
- Trong lĩnh vực gia đình: Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.
- Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội: Nam, nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
Bình đẳng giới tính trong sự phát triển xã hội tốt đẹp và bền vững
=> Kết luận: Để bảo đảm bình đẳng giới thực chất, Nhà nước quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.
1.2. Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội
Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống:
- Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội;
- Hướng tới xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.
1.3. Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới
Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại (nếu có) thì phải bồi thường.
1.4. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới
Công dân cần:
- Tìm hiểu các quy định pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện đúng quy định về bình đẳng giới, không thực hiện hành vi bị cấm trong bình đẳng giới.
- Có ý thức tự giác thực hiện và vận động mọi người thực hiện quy định pháp luật về bình đẳng giới, đồng thời phê phán hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Bài tập minh họa
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Chi hội Phụ nữ khu phố M tổ chức nói chuyện về chủ đề "vai trò của phụ nữ hiện nay". Sau khi tham gia, mọi người đã biết bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Đây là động lực để xã hội phát triển bến vững, hướng tới công bằng - dân chủ - văn minh. Ngoài ra, bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ nhất là trong lao động, gia đình mà còn giải phóng nam giới khỏi định kiến xã hội.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về nhận định “Bình đẳng giới không chỉ giảiphóng phụ nữ mà còn giảii phóng đàn ông khỏi gánh nặng định kiến xã hội”?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của Chi hội Phụ nữ khu phố M trong trường hợp trên?
Lời giải chi tiết:
- Nhận định “bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ mà còn giải phóng đàn ông khỏi gánh nặng định kiến xã hội” là hoàn toàn chính xác. Bình đẳng giới không chỉ là vấn đề của phụ nữ, mà còn là vấn đề của cả xã hội. Khi giới tính được coi trọng một cách công bằng, nam giới cũng sẽ được giải phóng khỏi áp lực và định kiến mà xã hội đặt lên vai họ. Vì vậy, quan niệm về bình đẳng giới không chỉ phải được đào tạo và thực hiện bởi phụ nữ mà còn bởi tất cả các giới tính.
- Việc chi hội phụ nữ khu phố M tổ chức nói chuyện và trao đổi về vai trò của phụ nữ hiện nay là một hoạt động đáng hoan nghênh. Họ đã giúp đưa ra nhận thức về bình đẳng giới và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của xã hội. Những hoạt động như thế này sẽ góp phần tạo dựng một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.
Luyện tập Bài 11 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội.
- Nhận biết được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội.
- Đánh giá được các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
3.1. Trắc nghiệm Bài 11 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. quản lí doanh nghiệp.
- B. quản lí nhà nước.
- C. tiếp cận việc làm.
- D. lựa chọn ngành nghề.
-
- A. tôn trọng danh dự của nhau.
- B. áp đặt quan điểm cá nhân.
- C. chiếm hữu tài sản công cộng.
- D. che giấu hành vi bạo lực.
-
- A. tham gia quản lí nhà nước.
- B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
- C. độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
- D. sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 78 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1a trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1b trang 80 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1c trang 81 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1d trang 82 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1e trang 82 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1g trang 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2a trang 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2b trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 3 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 4 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 88 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 88 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 11 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!