YOMEDIA
NONE

Luyện tập 2 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống.

- Dũng: Trong xã hội có người thừa vốn, người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Tín dụng sẽ giúp cho vốn được di chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu trong lúc chưa đủ tiền.

- Cường: Tín dụng quan trọng vì thông qua huy động vốn, nó có thể tập hợp nhiều nguồn vốn nhỏ lẻ lại thành một nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

- Mạnh: Tín dụng là hình thức những người có vốn sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 2 trang 52

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn hội thoại.

- Chỉ ra các ý kiến mà em đồng tình, không đồng tình và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Em đồng tính với ý kiến của Dũng, Cường.

 - Em không đồng tính với ý kiến của Mạnh. Bởi vì tín dụng không chỉ nhằm mục đích làm giàu cho bản thân mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.

-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập 2 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • cuc trang

    Có quan điểm cho rằng, sử dụng tín dụng có thể xem như một giải pháp hữu ích đối với các chủ thể của nền kinh tế, nhưng nó cũng có thể đẩy chúng ta vào những tình huống mất kiểm soát.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Trang

    Suốt 12 năm học phổ thông, Lan luôn nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao trong học tập. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lan lo lắng không có đủ tiền để học đại học. Nhiều khi thấy bố mẹ làm việc vất vả, Lan muốn từ bỏ ước mơ của mình để đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.

    a) Sau khi đã nắm rõ vai trò của tín dụng, em có thể tháo gỡ những lo lắng của Lan như thế nào?

    b) Em hãy đóng vai là người tư vấn tín dụng chính sách để định hướng cho Lan có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • An Nhiên

    Từ khi triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách. Với mục tiêu không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển tại vốn vay đến đúng đối tượng hưởng lợi và được sử dụng có hiệu qua.

    Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã rút ngắn chênh lệch giữa các vùng miền. Bất kể học sinh, sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn theo quy định sẽ được vay vốn để học tập, có cơ hội thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.

    Việc cho vay theo chính sách tín dụng học sinh, sinh viên diễn ra trong một quá trình dài, tuy nhiên, chi phí vận hành của chính sách tín dụng này được tiết giảm tối đa. Điều đó là nhờ việc trực tiếp cho vay hộ gia đình học sinh, sinh viên thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng.

    Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay được nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên mồ côi, học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, học sinh, sinh viên thuộc bởi gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp các tổ chức chính trị xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đến từng thôn, xóm, trong gia đình ở khắp mọi miền Tổ quốc để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.

    Có thể thấy, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã mang một ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo ra sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

    Em hãy cho biết vai trò của tín dụng được thể hiện như thế nào ở thông tin trên và nêu ý nghĩa của tín dụng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bánh Mì
    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF