Luyện tập 2 trang 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận đề nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:
a. giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
b. giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
c. giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
d. giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
e. giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 2 trang 46
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung kiến thức trong bài học phần Một số mô hình sản xuất kinh doanh, chú ý các nội dung về:
+ Đặc điểm từng mô hình sản xuất kinh doanh
+ Tư cách pháp nhân
+ Trách nhiệm pháp lí
+ Số người tham gia theo quy định pháp luật
+ Ưu - nhược điểm cảu mỗi mô hình sản xuất kinh doanh
- Kết hợp hiểu biết của bản thân và thảo luận cùng các bạn để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a. Giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
b. Giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
- Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).
- Hộ kinh doanh: Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.
c. Giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn.
- Công ty TNHH 1 thành viên: Để huy động vốn, công ty TNHH 1 thành viên có thể phát hành trái phiếu và được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
d. Giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Do ít nhất 2 cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là thành viên hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.
e. Giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau.
- Nhưng đến công ty cổ phần có sự khác biệt đó là: Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
-
Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
bởi Naru to 23/10/2022
a. Gia đình B có nghề bán tạp hoá đã hơn chục năm nay. Gần đây, bố mẹ B đầu tư, phát triển thành chuỗi 4 cửa hàng hoạt động dưới dạng siêu thị mini, kinh doanh hàng trăm mặt hàng, thuê thêm 17 nhân công, doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Có người khuyên nên đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng mẹ B vẫn đắn đo suy tính không thực hiện. Nếu là B, em sẽ thuyết phục me như thế nào?
b. Doanh nghiệp N là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Sau một thời gian hoạt động, hiện tại số lượng thành viên tham gia công ty là 60 nhưng vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Nếu là một thành viên của công ty, em sẽ có ý kiến như thế nào?
c. M được góp vốn cho Công ty hợp danh X do bố là một thành viên. Thấy Công ty đang được nhiều khách hàng biết đến, M muốn nhân danh Công ty để tổ chức kinh doanh bán hàng. Nếu là thành viên Công ty, em sẽ có ý kiến với M như thế nào?
d. Ông H là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số Vốn điều lệ là 3 tỉ đồng. Do cần vốn hoạt động, ông được người bạn góp thêm 1 tỉ đồng vốn điều lệ cùng tham gia kinh doanh nhưng vẫn muốn giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu là người bạn của ông H, em sẽ Có ý kiến với ông như thế nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Luyện tập 1 trang 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 4 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 1 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 2 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập 1 trang 24 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 2 trang 24 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 3 trang 25 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 4 trang 25 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 5 trang 25 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 6 trang 26 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT