Giải bài tập 2 trang 32 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em có nhận xét gì về suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây?
a. X thường nói về kế hoạch tài chính với mục tiêu dài hạn có được nhiều tiền để mua sắm những thứ đắt tiền nhưng không có kế hoạch ngắn hạn nào để thực hiện mục tiêu dài hạn.
b. Y thường nghĩ nhiều đến kế hoạch kiếm tiền tăng thêm thu nhập mà không quan tâm đến việc tiết kiệm.
c. M chưa bao giờ có kế hoạch tài chính trung hạn hay dài hạn mà chỉ lập kế hoạch tài chính ngắn hạn.
d. N có thói quen chỉ mua sắm những mặt hàng đang được giảm giá, khuyến mại để tiết kiệm chi tiêu.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 2
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ các trường hợp
- Kết hợp hiểu biết cá nhân để nhận xét về suy nghĩ, việc làm của các nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp a. Muốn đạt được mục tiêu tài chính dài hạn, X cần có kế hoạch để đạt các mục tiêu tài chính ngắn hạn.
- Trường hợp b. Lập kế hoạch tài chính cá nhân trước hết cần quan tâm cân đối thu chi, nếu có kế hoạch kiếm tiền tăng thu nhập nhưng không có kế hoạch tiết kiệm thì sẽ chi hết số tiền mình có và cũng không đạt được kế hoạch tài chính cá nhân tốt.
- Trường hợp c. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn chỉ có thể giúp M có được những khoản tiền nhỏ. Muốn có những khoản tiền lớn hơn, M cần xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.
- Trường hợp d. Việc làm này giúp N tiết kiệm được tiền, tuy nhiên không phải lúc nào những mặt hàng N cần cũng giảm giá, khuyến mại. N nên cân nhắc vấn đề này.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
-
Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thế nào?
bởi Bo Bo 25/08/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Vận dụng 2 trang 69 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập 1 trang 32 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 3 trang 33 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 4 trang 33 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 5 trang 34 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT