Giải bài tập 12 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó châu Á vẫn là thị trường chính, tiếp đến là thị trường châu Phi. Có thể kể đến các thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam là: Phi-lip-pin, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a. Gha-na, Bờ Biển Ngà, I-rắc, In-đô-nê-xi-a, Sê-nê-gan,... Không chỉ giữ vững các thị trường truyền thống, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đã giúp hạt gạo Việt Nam vươn tới nhiều thị trường khó tính hơn. Cùng với sự rộng mở của các hiệu định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), gạo Việt Nam đã có thể chinh phục được những thị trường mới. Cùng với hành trình phát triển của đất nước, hạt gạo không chỉ hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực mà còn trở thành một nông sản xuất khẩu có giá trị hàng tỉ đô la Mỹ, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
(Tổng hợp từ trang thông tin kinh tế của TTXVN, bnews.vn)
a) Thông tin trong trường hợp trên đề cập đến những loại thị trường nào?
b) Qua thông tin đó, em nhận thấy thị trường đã thể hiện chức năng gì đối với sản phẩm gạo Việt Nam?
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 12
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ thông tin
- Kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a) Đề cập đến loại thị trường: thị trường thế giới
b) Thị trường thế giới đã thể hiện chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hóa với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
-
A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
D. Tiền là một yếu tố cơ bản của thị trường.
E. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời