YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 5: Ngân sách nhà nước


Để học tốt bài Bài 5: Ngân sách nhà nước, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học về khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.Từ đó biết phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Ngân sách nhà nước là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

   Ngân sách nhà nước thường được phân bổ để thực hiện các lợi ích chung của quốc gia, trong đó có giáo dục - đào tạo. Hằng năm, Nhà nước thường xuyên có chính sách hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên; đầu tư kinh phí cho giáo dục.

Câu hỏi: Theo em, các khoản kinh phi đầu tư cho giáo dục được lấy từ nguồn nào? Em hãy chia sẻ ý nghĩa của các khoản hỗ trợ và đầu tư đó đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo.

Trả lời:

* Các khoản kinh phi đầu tư cho giáo dục được lấy từ nguồn: 

  - Ngân sách nhà nước.

  - Ngân sách địa phương.

  - Ngân hàng Chính sách.

* Ý nghĩa của các khoản hỗ trợ và đầu tư: 

 - Xây dựng thêm phòng học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm thời, xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương…

 - Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật…

 - Tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập và lập nghiệp.

1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 27, 28 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào? Hệ thống ngân sách nhà nước gồm những bộ phận nào?

b) Ngân sách nhà nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?

c) Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước?

d) Ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?

Trả lời:

a)  Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản: 

 - Tổng thu ngân sách nhà nước.

 - Tổng chi ngân sách nhà nước.

 - Bội chi ngân sách nhà nước

* Hệ thống ngân sách nhà nước gồm những bộ phận:

 - Ngân sách Trung ương.

 - Ngân sách địa phương.

b) Ngân sách nhà nước được thực hiện trong thời gian nhất định (1 năm).

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước là Quốc hội.

d) Ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục đích: Đảm bảo về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

  - Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

 - Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

  - Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

  - Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

  - Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:

  + Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

  + Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  +  Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

  + Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc đoạn hội thoại trang 29 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy nhận xét các ý kiến trong đoạn hội thoại. Nếu em tham gia vào hội thoại đó, em hãy cho biết ý kiến của mình về vai trò của ngân sách nhà nước.

b) Em hãy sơ đồ hoá vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển của đất nước.

Trả lời:

a)- Nhận xét các ý kiến trong đoạn hội thoại: các ý kiến của các bạn đều đúng, nói về vai trò của ngân sách nhà nước.

- Ý kiến về vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phồng và giữ vững an ninh quốc gia.

+ Phân bố các nguồn lực tài chính.

+ Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát.

+ Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

b) Sơ đồ hoá vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển của đất nước:

   Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của quốc gia.

  Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia; phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát; điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống và xã hội; tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...; mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

1.3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 30 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước là gi?

b) Theo Luật Ngân sách nhà nước, công dân có những quyền gì?

Trả lời:

a) Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước:

- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Phải quản lí, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính khi được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vồn và kinh phí theo dự toàn được giao.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

b) Theo Luật Ngân sách nhà nước, công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

   Công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

   Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

Bài tập minh họa

Bài tập: Cho biết ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1.

  Doanh nghiệp A kinh doanh về lĩnh vực công nghệ, hằng năm tổng lợi nhuận lên đến hơn 10 tỉ đồng. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước phát hiện Doanh nghiệp A chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Trường hợp 2.

  Việc công khai ngân sách hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Hằng năm, địa phương T đã thực hiện công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước một cách đầy đủ và nằm trong danh sách những địa phương đứng đầu về thu ngân sách.

 Trường hợp 3.

  Trong năm vừa qua, Công ti M đã nộp ngân sách nhà nước trên 15 tỉ đồng. Bên cạnh việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, công ti đã tuyên truyền đến người lao động hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các chính sách thuế. Bên cạnh đó, Công ti M cũng được tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu trong việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn giải:

- Xác định các hình vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp.

- Nêu ý kiến của bản thân về các hành vi đó.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét:

+ Hành vi chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước của Doanh nghiệp A là hành vi vi phạm Luật Ngân sách nhà nước. Bởi Doanh nghiệp A chưa thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Địa phương T đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ theo quy định của pháp luật. Địa phương T đã thực hiện công khai minh bạch số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn.

+ Công ti M đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ti M còn tuyên truyền cung cấp thông tin đến người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các chính sách thuế.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Ngân sách nhà nước, các em cần:

- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước. 

- Liệt kê được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách. 

- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Ngân sách nhà nước - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 5: Ngân sách nhà nước - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF