YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 5: Ngân sách nhà nước


Ngân sách nhà nước có phần đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ lợi ích công dân. Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước cùng những quy định của pháp luật về luật ngân sách, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Bài 5: Ngân sách nhà nước thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em có một tiết học thật bổ ích và hấp dẫn.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Ngân sách nhà nước hình thành và phát triển gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước. Đó là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của một quốc gia, vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.

Câu hỏi: 

Em hãy đọc thông tin trang 26, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi như thế nào?

2/ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.

Trả lời:

1. Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi: Các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới điện quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng… nhờ đó, các tỉnh miền núi từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

2. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của nhà nước. Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.

1.1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước

a) Khái niệm ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ sau để trả lời câu hỏi:

1. Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi gì?

2. Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

Trả lời: 

1. Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi là:

- Các khoản thu: Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô và thu nội địa.

- Các khoản chi: Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhà nước, chi cải cách tiền lương, tính giãn biên chế, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi thường xuyên.

2. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

  Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015).

b) Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 27, 28, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?

2. Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẻ hiểu biết của em về quỹ đó.

3. Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không? Vì sao?

Trả lời: 

1. Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

2. Một số quỹ trong ngân sách nhà nước mà em biết là:

Có 8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó có 3/8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là các quỹ có vốn bảo toàn để quay vòng, hoạt động hàng năm; 03 quỹ không bảo toàn vốn (Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm); riêng Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm hoạt động không độc lập với ngân sách nhà nước theo Khoản 19 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước, hoạt động thường xuyên của quỹ hàng năm phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo

- Quỹ giải quyết việc làm

- Quỹ hỗ trợ nông dân

- Quỹ hợp tác xã

- Quỹ bảo trì đường bộ

- Quỹ bảo vệ phát triển rừng

- Quỹ phát triển đất

- Quỹ phòng chống tội phạm

3. Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước không được hoàn trả trực tiếp vì: ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.

   Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

 - Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước.

 - Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.

 - Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.

 - Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc các thông tin trang 29, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:  

1. Trong sơ đồ 2, khoản chi nào dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước?

2. Thông tin 1 cho biết ngân sách nhà nước góp phần định hướng phát triển sản xuất để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí như thế nào?

3. Thông tin 2 cho biết ngân sách nhà nước góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát như thế nào?

4. Thông tin 3 cho biết gia đình anh T đã được hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của ngân sách nhà nước như thế nào?

Trả lời: 

1. Trong sơ đồ 2, khoản chi dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước là: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên.

2. Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lí, phát triển. Đầu từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp. Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

3. Chính phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn đồng, cung ứng kịp thời, đây đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghẻo, người có hoản cảnh khó khăn, người mắt việc do dịch bệnh...

4. Gia đình anh T đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như: Các con anh đều được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do Nhà nước hỗ trợ kinh phi, mọi người trong gia đình đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí... Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.

  Ngân sách nhà nước có vai trò:

 - Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

 - Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.

 - Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.

 - Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

 - Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số

nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.

 - Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

1.3. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 30, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền gì của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?

2. Ngư dân xã Q được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước?

Trả lời: 

1. Nhà nước đã đảm bảo sự công khai, minh bạch, người dân được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước: cung cấp đữ liệu, thông tin cần thiết để giúp họ nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chinh ngân sách quốc gia, qua đó thể hiện sự quan tâm và tăng cường sự giám sát của xã hội.

2. Ngư dân xã Q rất phấn khởi vì được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Mọi người cùng nghiên cứu kĩ chính sách, xây dựng dự án đóng tàu phù hợp, hiệu quả và phương án trả nợ để được xét duyệt vay tiền, cam kết sử dụng tiền đúng mục đích, thực hiện đúng tiến độ dự án, trả nợ vay và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.

  Công dân có quyền:

 - Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

 - Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.

  Công dân có nghĩa vụ:

 - Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

 - Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bài tập minh họa

Bài tập: Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của ngân sách nhà nước? Vì sao?

A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Câu A, B, D dựa vào nội dung khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước

+ Câu C dựa vào nội dung vai trò của ngân sách nhà nước

- Tham khảo một số thông tin về ngân sách nhà nước bằng các kênh điện tử chính thống hoặc sách báo

- Vận dụng hiểu biết cá nhân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Nội dung không phải nói về ngân sách nhà nước là:

D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chị của Nhà nước.

* Giải thích: Theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước chứ không phải là văn bản tài chính.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Ngân sách nhà nước các em cần:

- Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

- nắm được các quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Ngân sách nhà nước - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 31 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 20 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 20 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 5: Ngân sách nhà nước - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON