YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 23: ND cơ bản của HP về KT-VH-GD, khoa học, công nghệ và môi trường


Sau đây mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo giúp các em nắm nội dung cơ bản của Hiến pháp về các vấn đề kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

    Một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là các chương liên quan về kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Những quy định này đã thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân ta về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững trên ba trụ cột chính: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. 

Câu hỏi: 

Em hãy quan sát những tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Theo em, những tranh trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

- Tranh 1: Nội dung về bảo vệ môi trường

- Tranh 2: Nội dung về khoa học, công nghệ

- Tranh 3: Nội dung về giáo dục

1.1. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin 1, 2 trang 153, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em hãy cho biết thế nào là một nền kinh tế độc lập, tự chủ?

- Theo em nền kinh tế Việt Nam gồm các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế nào?

Trả lời: 

- Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm,…

- Các hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân, Sở hữu tập thể, Sở hữu tư nhân.

- Thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh; Kinh tế hợp tác; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản Nhà nước.

1.2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về văn hoá, giáo dục

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin 1,2 trang 154, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Theo em, Nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hoá đất nước?

- Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta?

- Các nội dung về văn hoá, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?

Trả lời:

- Nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước:

+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

- Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta vì:

+ Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế: Như chúng ta đã biết, để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo.

+ Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

+Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

- Ý nghĩa:

+ Nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

+ Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo.

+ Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

1.3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2 trang 155, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Theo em, có nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N không? Tại sao?

- Theo em Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam?

- Các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

- Nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N vì đó là những ý tưởng thiết thực, có tính ứng dụng cao, góp phần bảo vệ môi trường.

- Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa trong việc tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, có ý nghĩa trong việc thu hút các sáng tạo khoa học, công nghệ góp phần vào sự phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam.

- Ý nghĩa:

+ Góp phần phát triển bền vững đất nước.

+ Có ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

1.4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2 trang 155, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A và hành vi của chị E?

Trả lời: 

- Việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các hoạt động về văn hóa khi đã tham gia cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em.

- Hành vi của chị E không đúng khi đã không duyệt hồ sơ của anh H, chị E đã không thực hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ.

  Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

- Về kinh tế:

  + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế.

  + Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế

  - Về văn hoá:

  + Hiến pháp đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững.

  + Mục đích của chính sách văn hóa là chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

  - Về khoa học Công nghệ và môi trường:

  + Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ. 

  + Ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học và công nghệ.

  + Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường nhằm quản lí, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  - Về giáo dục:

  + Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.

  + Nhà nước quan tâm tới phát triển giáo dục và đào tạo, một mặt khẳng định bản chất và trách nhiệm của Nhà nước. 

  - Công dân phải ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường bằng các hành vi cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

Bài tập minh họa

Bài tập: Quy định của Hiến pháp năm 2013 về về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, trả lời các câu hỏi sau

a. Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống xã hội?

b. Theo em, vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu thông tin và nêu lên quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội

- Giải thích vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia, đảm bảo các nội dung chính sau:

+ Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

+ Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

+ Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

Lời giải chi tiết:

a. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội là:  

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.

b. Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia vì:

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

Do đó giáo dục - đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, các em cần:

- Nêu được nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.

- Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường bằng những hành vi cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.

3.1. Trắc nghiệm Bài 23: ND cơ bản của HP về KT-VH-GD, khoa học, công nghệ và môi trường - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 23 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 157 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 158 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 158 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 4 trang 158 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 159 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 159 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Củng cố 1 trang 146 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 2 trang 147 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 149 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 2 trang 150 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 3 trang 151 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 4 trang 152 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng 1 trang 152 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng 2 trang 153 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 23: ND cơ bản của HP về KT-VH-GD, khoa học, công nghệ và môi trường - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON