HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung kiến thức Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Qua hệ thống hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa các em sẽ nắm được chức năng và cơ cấu tổ chức của hai cơ quan trên. Từ đó có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt lý thuyết
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan giữ vai trò tư pháp trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động của hai cơ quan này gắn liền với việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao nhận thức về pháp luật cho nhân dân. |
---|
Câu hỏi: Em cùng các bạn xem một số hình ảnh hoặc clip xét xử của một phiên toà và chia sẻ những hiểu biết của em về Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
Trả lời:
- Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự.
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
1.1. Tòa án nhân dân
a) Chức năng của Toà án nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 140, 141 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:
1/ Toà án nước ta thực hiện hoạt động xét xử nhằm mục đích gì?
2/ Theo em, Toà án nhân dân có vai trò gì?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Hoạt động xét xử của Toà án nhằm mục đích thực hiện quyền tư pháp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của đất nước.
Yêu cầu số 2: Toà án thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. |
---|
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
Câu hỏi:
Dựa vào sơ đồ 1 và hình 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân.
Trả lời:
* Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân
- Toà án nhân dân được tổ chức thành:
+ Toà án nhân dân tối cao;
+ Toà án nhân dân cấp cao;
+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.
+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
+ Toá án quân sự, gồm: Tòa án quân sự trung ương => Toàn án quân sự quân khu và tương đương => Tòa án quân sự khu vực.
- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
* Hoạt động của tòa án
- Toà án nhân dân xét xử công khai.
- Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.
- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Toà án nhân dân được tổ chức thành: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Toà án quân sự. Mỗi toà án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. |
---|
1.2. Viện kiểm sát nhân dân
a) Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng thực hành quyền công tố
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 142, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:
1/ Từ các thông tin trên, em hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện chức năng gì?
2/ Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
3/ Nêu ví dụ về việc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố tại một phiên toà.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện quyền công tố khi mở phiên toà xét xử sơ thầm vụán cặp vợ chồng bạo hành con gái 3 tuổi tử vong.
Yêu cầu số 2:
- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:
+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tổ phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);
+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;
+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thảm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc khẳng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).
Yêu cầu số 3: Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tại một phiên tòa: xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) ngày 9-1-2020.
- Viện kiếm sát nhân dân thực hiện khởi tố 25/29 bị cáo về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự; 4 bị cáo bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, Bộ luật Hình sự.
- Viện kiểm sát nhân dân thực hiện truy tố bị can trước tòa trên cơ sở kết quả điều tra vụ án.
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm: Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, Cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh); Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội; Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buốc tôi trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm). |
---|
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 143, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:
Em hiểu thế nào về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân? Nếu ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
+ Là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
+ Chức năng này được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Ví dụ: Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động khám xét nơi ở của nghi phạm, kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ tại hiện trường vụ án của cơ quan điều tra.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. |
---|
b) Cơ cấu và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Câu hỏi:
Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thông nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Dựa vào sơ đồ 2 và thông tin trên, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Trả lời:
- Cơ cấu tổ chức: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
+ Viện kiểm sát quân sự
- Hoạt động:
+ Tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
+ Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự. Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo. Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thông nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập:
Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết, em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây. Vì sao?
a. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử duy nhất tại Việt Nam.
b. Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.
c. Toà án nhân dân không tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
d. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới độc lập không chịu sự chỉ đạo từ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung bài học
- Kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi:
+ Em đồng tình với các nhận định a, b
+ Em không đồng tình với nhận định c, d
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với các nhận định a, b.
Em không đồng tình với nhận định c, d.
* Giải thích:
Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Toà án nhân dân được tổ chức độc lập thep thẩm quyền xét xử. Điều 9 của Luật ghi rõ, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo từ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, các em cần:
- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- Phê phán, đấu tranh đối với các hành vi sai trái liên quan đến Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân bằng những hành vi phù hợp quy định của pháp luật.
3.1. Trắc nghiệm Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - Giáo dục KT và PL
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 22 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
- C. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
- A. Quốc hội.
- B. Tòa án nhân dân.
- C. Chính phủ.
- D. Ủy ban nhân dân.
-
- A. Toà án nhân dân xét xử công khai.
- B. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
- C. Toà án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc
- D. Toà án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 2 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 3 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 1 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 2 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập 1 trang 69 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 2 trang 70 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 3 trang 70 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 4 trang 71 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 5 trang 71 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
4. Hỏi đáp Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - Giáo dục KT và PL
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.