YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy Nhà nước


Để học tốt Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy Nhà nước thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững cấu tạo các thành phần của bộ máy nhà nước thông qua Hiến pháp. Chúc các em có những bài học bổ ích! 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước và xã hội, Nhà nước ta đã thiết lập bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Câu hỏi: Em hãy kể một số cơ quan nhà nước cấp địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ hiểu biết của mình về cơ quan đó.

Trả lời:

Một số cơ quan/ phòng ban tại UBND tỉnh Hải Dương:

- Phòng Tổng hợp;

- Phòng Kinh tế;

- Phòng Nông nghiệp - Tài nguyên và Môi trường;

- Phòng Công nghiệp - Giao thông và Xây dựng;

- Phòng Nội chính;

- Phòng Khoa giáo - Văn xã;

- Phòng Ngoại vụ;

- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;

- Phòng Hành chính - Quản trị

- Ban tiếp công dân tỉnh;

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương.

1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc tình huống trang 109, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời câu hỏi:

Nếu là T, em sẽ trả lời A như thế nào?

Trả lời: 

- Nếu là T, em sẽ trả lời:

+ Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

+ Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

  Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Mện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm: Cơ quan lập pháp (cơ quan đại biểu của nhân dân), cơ quan hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước) và cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử, kiểm sát).

1.2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Cơ quan đại biểu của nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 110, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân?

2/ Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dẫn.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Quốc hội và HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân vì đây là các cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; để thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc địa phương và giám sát các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước theo thẩm quyền.

Yêu cầu số 2:

- Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

+ Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quộc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

+ Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

+ Xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chinh phủ. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Quyết định mục tiêu, chi tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

+ Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia: quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

+ Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

+ Quyết định vấn để chiến tranh và hoà bình: quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại: quyết định trưng cầu ý dân,....

- Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền,...;

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Ví dụ:

+ Quốc hội ban hành Hiến pháp 2013

+ Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kì 2021 – 2026

+ HĐND Hà Nội quyết định các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

  Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp làm luật và sửa đổi luật Đề thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hộ, xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn như quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chinh sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ thuế quyết định chính sách dân tộc,...

b) Cơ quan hành chính nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 111, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước?

2/ Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân là gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Chính phủ và UBND được gọi là cơ quan hành chính nhà nước vì chonhs phủ và UBND là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ tổ chức và thi hành các hoạt độn của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

Yêu cầu số 2:

- Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Thi hành lệnh động viện hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước,...

- Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đổng nhân dân

+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Ví dụ cụ thể:

+ Chính phủ tổ chức thi hành các nghị quyết của Quốc hội.

+ UBND huyện tổ chức thi hành các nghị quyết của HĐND huyện.

  Các nội dung về Chính phủ được quy định tại Chương VII (từ Điều 94 đến Điều 101) của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ được quy định tại Điều 94 và 96 của Hiến pháp. Chính phủ là cơ quan hành chinh nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, thống nhất quán về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, Công nghệ, môi trường thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thông nhất quản lí nên hành chính quốc gia thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước,...

c) Cơ quan tư pháp

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 112, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nếu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

Trả lời: 

- Toà án nhân dân:

+ Chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

+ Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Ví dụ: Toà án xét xử các vụ án xâm hại sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân và xử lý người vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Viện kiểm sát nhân dân:

+ Có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

+ Có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân buộc tội bị cáo tại phiên toà, kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường vụ án của cơ quan điều tra.

  Các nội dung về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Chương VIII (từ Điều 102 đến Điều 109) của Hiến pháp năm 2013. Chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân được quy định tại Điều 102 của Hiến pháp. Theo đó, trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án nhân dân giữ vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thông qua các hoạt động của mình, Toà án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

  Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 107 của Hiến pháp năm 2013. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.

d) Chủ tịch nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 113, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, Chủ tịch nước có vị trí, vai trò như thế nào?

2/ Việc Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện điều gì?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Yêu cầu số 2: Việc Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện: Chủ tịch nước là người chấp hành của Quốc hội, thực hiện các quyết định của Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.

  Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

e) Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 113, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/Theo em, vì sao Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước ?

2/ Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện các chức năng, nhiệm vụ đó.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Hoạt động bầu cử và tài chính là những vấn đề đặc biệt quan trọng của đất nước, liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và sự phát triển của quốc gia. Do đó, Hiến pháp năm 2013 đã có những nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Yêu cầu số 2:

- Hội đồng bầu cử quốc gia có chức năng, nhiệm vụ: tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Kiểm toán nhà nước có chức năng, nhiệm vụ: thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

   Nội dung về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước được quy định tại Chương X của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 117, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp.

Bài tập minh họa

Bài tập: Chính quyền xã X tổ chức cho nhân dân họp thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Nhà văn hoá xã. Biết tin, anh A rủ chị B cùng đi dự họp. Chị V từ chối vì lí do bận nhiều việc lắm, mình chỉ là người dân, có đóng góp ý kiến cũng không giá trị gì đâu. Chỉ có lãnh đạo xã mới là người quyết định mọi việc. Chúng  ta chỉ cần làm theo là được. Nếu là anh A, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học 

- Kết hợp hiểu biết và các thông tin qua báo đài, internet về nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nếu là anh A, em sẽ:

+ Em sẽ giải thích cho chị B hiểu Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là những người làm chủ đất nước

+ Khuyên chị B thu xếp công việc và tham gia cuộc họp thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Nhà văn hoá xã

Lời giải chi tiết:

Nếu là anh A, em sẽ giải thích cho chị B hiểu Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là những người làm chủ đất nước, chính vì thế, ý kiến, quyền lợi của người dân luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi quyết định của nhà nước. Bộ máy nhà nước hoạt động thống nhất từ trung ương tới địa phương. Trong trường hơp này, chính quyền xã X đã tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, mở cuộc họp, tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân về việc xây dựng Nhà văn hóa xã. Suy nghĩ của chị B là không đúng với quan điểm lãnh đạo của Đảng và nhà nước và chị đã tự tước đi quyền công dân của mình. Cuối cùng, em sẽ khuyên chị B thu xếp công việc và tham gia cuộc họp thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Nhà văn hoá xã.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các em cần:

- Nắm được cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nắm được các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy Nhà nước  - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 18 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 58 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 58 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 59 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 60 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 61 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy Nhà nước - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON