HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Bài 16: Chính quyền địa phương thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Bài giảng sẽ giúp các em nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Từ đó, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng chính quyền địa phương. Chúc các em có những tiết học vui vẻ!
Tóm tắt lý thuyết
Trên cơ sở phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính, Nhà nước thành lập chính quyền địa phương tương ứng tại mỗi đơn vị hành chính. Chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
---|
Câu hỏi: Hãy chia sẻ hiểu biết của em vể một cơ quan thuộc chính quyền địa phương.
Trả lời:
Hội đồng nhân dân cấp xã là một trong những cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương.
Hội đồng Nhân dân xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng Nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng Nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng Nhân dân xã bầu.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng Nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng Nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
1.1. Hội đồng nhân dân
a) Chức năng của Hội đồng nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 109, 110 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày chức năng của Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ minh họa.
- Em hãy cho biết biểu hiện của những chức năng này.
Trả lời:
- Chức năng của Hội đồng nhân dân:
+ Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương.
+ Thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Ví dụ:
+ Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.
+ Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.
+ Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp.
- Biểu hiện:
+ Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương: xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm trò nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
+ Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
* Cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân
Câu hỏi: Em hãy theo dõi sơ đồ dưới đây và trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
Trả lời:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:
+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: gồm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
* Hoạt động của Hội đồng nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 111, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Hội đồng nhân dân hoạt động như thế nào?
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân:
+ Hình thức hoạt động theo kì họp.
+ Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
+ Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong những trường hợp cần thiết có thể họp kín.
+ Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tự họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát.
+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết.
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành, không biểu quyết.
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Ủy ban nhân dân
a) Chức năng của Ủy ban nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp trang 111, 112 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày và cho ví dụ minh hoạ về chức năng của Uỷ ban nhân dân.
Trả lời:
- Chức năng của Ủy ban nhân dân:
+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
- Ví dụ:
+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân triển khai.
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tới người lao động tại địa phương.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
* Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 112, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
- Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân.
Trả lời:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân:
* Hoạt động của Ủy ban nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 113, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Uỷ ban nhân dân hoạt động như thế nào?
- Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân:
+ Làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
+ Họp thường kì mỗi tháng 1 lần và có thể tổ chức họp chuyên đền khi phát sinh các công việc đột xuất.
+ Ủy ban nhân dân giải quyết các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân.
1.3. Trách nhiệm công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc tình huống trang 113, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao?
- Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt động bầu cử?
Trả lời:
- Bầu cử là trách nhiệm của công dân vì Nhà nước ta là do nhân dân bầu ra, không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bầu cử cũng là việc để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
- Vai trò của tổ dân phố trong hoạt động bầu cử:
+ Thông báo lại những vấn đề trong hoạt động bầu cử.
+ Giải đáp thắc mắc về hoạt động bầu cử của công dân.
+ Hướng dẫn công dân cách thức bỏ phiếu.
- Hội đồng nhân dân: + Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. + Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. + Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên để hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thế bằng hình thức biểu quyết. - Uỷ ban nhân dân: + Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. + Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn được tổ chức Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. + Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ nguyện vọng của bản thân về quyền trẻ em để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em đang sinh sống.
Hướng dẫn giải:
Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:
- Nguyện vọng của em là gì? (Quyền học tập, quyền vui chơi,...)
- Bày tỏ suy nghĩ của em về quyền trẻ em (Quyền học tập, quyền vui chơi,...)
- Lí do em mong muốn thực hiện nguyện vọng này?
- Em hi vọng đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ làm gì để thực hiện nguyện vọng?
- Bày tỏ cảm xúc, thái độ của em với nguyện vọng của mình đến Hội đồng nhân dân.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo
- Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta qui định. Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
- Trong những năm qua, tỉ lệ trẻ em được đi học đúng độ tuổi ở Việt Nam ngày cang cao, điều đó chứng tỏ việc thực hiện quyền học tập của trẻ em Việt Nam ngày càng được đảm bảo.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, đâu đó ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần phải giải quyết, như:
+ Theo quy định của Pháp luật, trẻ em bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Tuy nhiên, trong xã hội diễn ra thực trạng, trẻ được miễn học phí nhưng phụ huynh lại phải đóng quá nhiều khoản “phụ phí” khác, khiến một số gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo quyền được học tập cho trẻ em.
+ Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường vẫn chưa chặt chẽ dẫn đến quyền được học tập của trẻ bị hạn chế.
+ Các trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm HIV rơi vào tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử, gây trở ngại cho việc học tập của trẻ em.
- Vì vậy, chúng ta cần có những điều chỉnh kịp thời, những biện pháp bảo đảm tốt nhất để giúp trẻ phát huy quyền của mình.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 16: Chính quyền địa phương, các em cần:
- Nêu được chức năng của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
- Nêu được cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật.
3.1. Trắc nghiệm Bài 16: Chính quyền địa phương - Giáo dục KT và PL
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 16 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
-
- A. Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.
- B. Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.
- C. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
- A. Các đại biểu Hội đồng nhân dân.
- B. Thường trực Hội đồng nhân dân.
- C. Các Ban của Hội đồng nhân dân.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 2 trang 114 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 3 trang 115 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 1 trang 115 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 2 trang 115 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Củng cố 1 trang 101 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 2 trang 101 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 3 trang 101 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 4 trang 101 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 5 trang 102 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 6 trang 102 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 7 trang 102 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 8 trang 102 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 9 trang 102 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 10 trang 103 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 11 trang 103 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 1 trang 104 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 2 trang 104 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 3 trang 105 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 4 trang 105 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Vận dụng 1 trang 106 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Vận dụng 2 trang 107 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
4. Hỏi đáp Bài 16: Chính quyền địa phương - Giáo dục KT và PL
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.